
Bệnh viên Tâm Trí Đồng Tháp cấp cứu thành công nạn nhân bị rắn lục đuôi đỏ cắn - Ảnh: BVCC
Ngày 9-7, ông T.N.M (79 tuổi, ngụ tại An Giang) được người nhà đưa đến cấp cứu tại BVĐK Tâm Trí Đồng Tháp trong tình trạng sưng nề vùng cổ chân, đau nhức dữ dội. Được biết, trước đó khoảng 30 phút, người bệnh bị rắn lục đuôi đỏ cắn 2 nhát vào cổ chân.
Ngay khi bệnh nhân nhập viện, bệnh viện kích hoạt quy trình "One stop" tại khoa cấp cứu, thăm khám, theo dõi sát các dấu hiệu nhiễm độc do nọc rắn, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán và tổ chức điều trị theo phác đồ chuyên khoa.
Bệnh nhân đươc điều trị huyết thanh kháng nọc độc rắn lục kịp thời. Trong suốt quá trình điều trị, bệnh nhân được chăm sóc tích cực, theo dõi sát các biến chứng do nọc độc gây ra, như: xuất huyết và biến chứng toàn thân.
Nhờ sự can thiệp kịp thời, đến ngày 14-7, sức khỏe bệnh nhân hồi phục tốt và được xuất viện.
Rắn lục đuôi đỏ là loài rắn độc phổ biến ở miền Nam, thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa, đặc biệt ở các khu vực nhiều cây cối, vườn tược, bờ bụi. Vết cắn của rắn có thể gây: Đau nhức, sưng nề nghiêm trọng tại chỗ; rối loạn đông máu, xuất huyết; nguy cơ hoại tử mô, nhiễm trùng, thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Để phòng tránh và xử lý đúng cách khi bị rắn độc cắn, người dân cần lưu ý:
- Khi đi làm vườn, đi rừng, nên mặc quần áo dài, mang giày cao cổ;
- Không nên thọc tay vào bụi rậm, hốc đá hoặc nơi tối ẩm;
- Nếu bị rắn cắn, không rạch, không hút máu, không băng garô;
- Nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất, tuyệt đối không tự điều trị tại nhà.
Với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng hệ thống thiết bị y tế hiện đại, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp đã cứu sống nhiều bệnh nhân khỏi tình trạng nguy kịch do bệnh lý nguy hiểm và do các tai nạn không mong muốn; đáp ứng kịp thời, sẵn sàng cấp cứu, phẫu thuật và điều trị, hạn chế chuyển tuyến trên.
KHOA CẤP CỨU - BVĐK TÂM TRÍ ĐỒNG THÁP
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận