10/05/2025 17:00 GMT+7

Các chuyên gia nói về giáo dục nhân 80 năm Bác Hồ gửi thư cho học sinh

Ngày 11-5, một hội thảo cùng nhìn lại những mong ước của Hồ Chủ tịch về một nền giáo dục nhân văn nhân 80 năm Người gửi thư cho học sinh nhân dịp khai trường.

Các chuyên gia nói về giáo dục nhân 80 năm Bác Hồ gửi thư cho học sinh - Ảnh 1.

TS Nguyễn Tùng Lâm, phó chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục VN (trái) và PGS.TS Đặng Quốc Bảo, chủ tịch Hội đồng khoa học Trung tâm Sáng tạo Việt, tại hội thảo - Ảnh: HỒNG HẠNH

Hội thảo do Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam tổ chức là hoạt động thiết thực nhằm kỷ niệm 135 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2025), 80 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2-9 (1945 - 2025), 80 năm nền giáo dục Việt Nam, 80 năm Bác Hồ gửi thư cho các em học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên (1945 - 2025).

Trong phát biểu khai mạc, TS Nguyễn Tùng Lâm, phó chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Việt Nam, bày tỏ mong muốn các nhà khoa học, giáo dục cùng nhìn lại những mong ước của Hồ Chủ tịch về một nền giáo dục nhân văn và những nỗ lực đổi thay vượt qua mọi thách thức của thời đại qua tinh thần chỉ đạo của Đảng, Nhà nước.

PGS.TS Tô Bá Trượng, viện trưởng Viện Nghiên cứu hợp tác phát triển giáo dục, khẳng định gần 80 năm trôi qua, những giá trị tư tưởng giáo dục mà Bác Hồ gửi gắm qua bức thư vẫn vẹn nguyên tính thời sự, tính định hướng. 

Trong thời đại công nghệ số, hội nhập và biến đổi nhanh chóng, lời dạy của Bác Hồ về vai trò của giáo dục và trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với tương lai của dân tộc vẫn là kim chỉ nam. Người đã nhấn mạnh đến vai trò của giáo dục đạo đức và nhân cách - yếu tố cốt lõi của con người mới.

Các chuyên gia đã có nhiều chia sẻ tâm huyết nhằm làm rõ thực trạng, giải pháp để thực hiện kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế".

PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ, nguyên phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, trích dẫn câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh "một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em" để nhấn mạnh tư tưởng của Người trong việc giáo dục nhằm phát triển năng lực, phẩm chất người học đã được kế tiếp tại nghị quyết 29/TW và hiện các nhà trường trên cả nước vẫn đang trên chặng đường đổi mới theo hướng này. 

Các chuyên gia cho rằng tinh thần chỉ đạo coi trọng giáo dục con người, giáo dục đạo đức học sinh, định hướng "học đi đôi với hành", gắn lý luận với thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị cho tới bây giờ.

Tuy vậy, hiện thời, các chuyên gia cũng cho rằng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh với giáo dục, với thế hệ trẻ cần được kế tục và cụ thể hóa phù hợp với bối cảnh mới: thời đại bùng nổ về công nghệ và hội nhập mạnh mẽ.

Các chuyên gia mổ xẻ những ưu điểm và bất cập khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018, từ việc dạy học, giáo dục học sinh đến thi cử đánh giá, phân luồng hướng nghiệp… và cho rằng: Những đổi mới giáo dục hiện nay đều cần bám sát mục tiêu giúp thế hệ trẻ khám phá thế mạnh của bản thân, khích lệ các em lòng tự tin, tự trọng và chủ động, sáng tạo.

Các chuyên gia nói về giáo dục nhân 80 năm Bác Hồ gửi thư cho học sinh - Ảnh 2.Tổng Bí thư: Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đổi mới giáo dục của toàn cầu

Tổng Bí thư yêu cầu nghiên cứu cơ chế, chính sách điều động, luân chuyển giáo viên để giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ; thu hút được người giỏi vào ngành giáo dục và tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp