04/07/2025 17:23 GMT+7

Campuchia sắp sửa đổi hiến pháp, cho phép tước quốc tịch

Chính phủ Campuchia đề xuất sửa đổi hiến pháp nhằm cho phép tước quốc tịch đối với những công dân bị cáo buộc cấu kết với nước ngoài để chống lại lợi ích quốc gia.

Campuchia - Ảnh 1.

Cả ông Hun Sen và ông Hun Manet đều nhất trí với đề xuất sửa hiến pháp - Ảnh: AFP

Theo báo Phnom Penh Post ngày 3-7, Chính phủ và toàn bộ 125 nghị sĩ Quốc hội Campuchia đã đồng loạt đề xuất sửa đổi hiến pháp nhằm cho phép việc tước quốc tịch được diễn ra. Dự kiến Quốc hội sẽ có cuộc họp bất thường vào ngày 11-7 để thông qua đề xuất này.

Hiện tại, điều 33 của Hiến pháp Campuchia quy định công dân không thể bị tước quốc tịch, trục xuất hay dẫn độ, trừ khi có thỏa thuận song phương. Tuy nhiên, Hội đồng Hiến pháp Campuchia ngày 2-7 kết luận rằng việc sửa đổi điều khoản này là khả thi về mặt pháp lý.

Thủ tướng Hun Manet và Chủ tịch Thượng viện Hun Sen là hai người dẫn đầu nỗ lực sửa hiến pháp. Phát biểu tại tỉnh Kampong Thom và Prey Veng hôm 3-7, cả hai nhà lãnh đạo đều nhấn mạnh sự cần thiết của luật này nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia trong bối cảnh tình hình an ninh khu vực phức tạp.

"Tôi muốn gửi lời tới phe đối lập: cứ nói những gì các người muốn, nhưng ngày 11-7 tới đây, Quốc hội sẽ họp và hiến pháp sẽ được sửa đổi để việc tước quốc tịch được phép diễn ra. Các người đang âm mưu với nước ngoài để phá hoại Campuchia!", ông Hun Sen phát biểu.

Ông cho biết mọi nghị sĩ cùng chính phủ đã gửi thư đề xuất sửa đổi lên Quốc vương Norodom Sihamoni.

Thủ tướng Hun Manet khẳng định Campuchia không phải là quốc gia duy nhất áp dụng luật như vậy, dẫn chứng rằng trong số 195 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, có tới 150 nước - bao gồm Mỹ, Anh và 18 quốc gia trong khối Liên minh châu Âu (EU) - có quy định về việc tước quốc tịch, đặc biệt trong các trường hợp phản quốc hay đe dọa an ninh quốc gia. 

"Trong số đó, 134 nước cho phép tước quốc tịch trong trường hợp phản quốc hoặc hành vi gây tổn hại đến lợi ích quốc gia", ông nói.

Đáp lại những lo ngại từ phe đối lập, ông Hun Manet khẳng định: "Nếu bạn yêu nước và không chống lại lợi ích quốc gia, thì không có gì phải lo lắng cả. Nhưng nếu bạn âm mưu với thế lực nước ngoài để phá hoại Campuchia, thì đúng vậy - bạn nên lo đi. Vì khi đó, bạn không còn là người Campuchia nữa".

Sáng kiến sửa hiến pháp này được cho là nhằm phản ứng trước những kêu gọi từ phe đối lập lưu vong, yêu cầu chính phủ công bố hồ sơ liên quan đến tranh chấp biên giới với Thái Lan. 

Vào tháng 5, một binh sĩ Campuchia thiệt mạng trong vụ đụng độ với quân đội Thái tại một khu vực biên giới tranh chấp. Chính phủ Campuchia sau đó đã gửi công hàm đến Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) nhằm đề nghị phân xử các khu vực này.

Dù được chính phủ, một số tổ chức dân sự và chuyên gia pháp lý ủng hộ, vẫn có nhiều ý kiến trái chiều về động cơ chính trị đằng sau dự thảo sửa đổi. Luật sư Sok Sam Oeun cho rằng việc này không thực sự mang lại lợi ích rõ ràng nào cho quốc gia.

Campuchia sắp sửa đổi hiến pháp, cho phép tước quốc tịch - Ảnh 3.Xung đột Thái Lan - Campuchia: Đằng sau lý do chủ quyền

TTCT - Xung đột hiện nay giữa Thái Lan và Campuchia bùng nổ ngay sau khi Thượng đỉnh ASEAN kết thúc hôm 28-5, tưởng như đã có thể dàn xếp, nào ngờ giờ biên giới đóng cửa và hai bên dàn quân!

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: Hun Sen Hun Manet Campuchia
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp