13/05/2025 08:37 GMT+7

Chạy việt dã làm nên cơn sốt nghìn tệ ở Trung Quốc

Sẵn sàng chi mạnh tay cả ngàn tệ chi phí, các giải chạy chỉ vài phút mở đăng ký đã "cháy vé" - hiện tượng chạy việt dã đang bùng nổ tại Trung Quốc với sức hút mãnh liệt từ trải nghiệm thiên nhiên hoang dã và thách thức vượt giới hạn bản thân.

chạy việt dã - Ảnh 1.

Bức ảnh chụp một vận động viên đang đứng trên đỉnh núi, với nền là dãy núi tuyết hùng vĩ. Dòng chữ trong ảnh cho biết đây là sự kiện chạy địa hình sức bền Hoàng Long 2025, với thông điệp "Tương lai thức tỉnh" - Ảnh: The Paper

Theo báo The Paper, khi làn sóng marathon dần trở nên phổ biến, môn thể thao băng rừng vượt núi đang nhanh chóng chiếm lĩnh trái tim người yêu chạy bộ ở Trung Quốc.

Năm nay, chỉ trong vài phút, cự ly 35km của giải "Kailas - Vòng quanh núi Tứ Cô Nương" đã bán hết vé. Vòng chung kết giải "Lối hoa giữa mây" cũng được đăng ký bổ sung hết sạch chỉ trong vài giây.

Hiện tượng này đặt ra câu hỏi: Điều gì khiến ngày càng nhiều người sẵn sàng bỏ ra chi phí lớn để tham gia môn thể thao được ví như "bỏ tiền ra để chuốc khổ"?

Sức hút độc đáo của môn chạy việt dã

Khác biệt lớn nhất của chạy việt dã hay chạy địa hình so với marathon truyền thống nằm ở môi trường thi đấu.

Thay vì những con đường phẳng phiu trong thành phố, các vận động viên phải chinh phục địa hình phức tạp với hàng trăm, thậm chí hàng nghìn mét leo dốc trong điều kiện thời tiết thất thường.

Chính sự kết hợp giữa thử thách thể chất và vẻ đẹp thiên nhiên đã tạo nên sức hút đặc biệt.

Bōluó (nickname, không phải tên thật) - một sinh viên đại học và cựu vận động viên marathon, sau khi làm tình nguyện viên cho một giải chạy việt dã đã quyết định chuyển sang môn thể thao này.

"Mọi người đều nói điểm cuối của marathon là chạy việt dã, tôi cũng đồng ý. Cảnh sắc thiên nhiên và trải nghiệm của chạy việt dã là điều mà marathon thành phố không thể thay thế được".

Gua Rou (nickname) - giám đốc điều hành một công ty bán dẫn - cũng chia sẻ quan điểm tương tự: "Marathon chỉ có một mục tiêu là về đích, còn chạy việt dã cho phép bạn thưởng thức cảnh núi rừng".

Ngoài ra, các giải chạy việt dã thường có quy mô nhỏ hơn, giúp vận động viên nhận được nhiều sự chú ý hơn, thậm chí có thể nhận được tới 20 tấm ảnh trong một cuộc thi.

Điểm đánh giá thành tích của Hiệp hội Chạy địa hình quốc tế (ITRA) cũng là động lực lớn cho các vận động viên.

Hiện Bōluó đạt 650 điểm, xếp hạng khoảng 3.000 trong số 120.000 nam vận động viên tại Trung Quốc. "Nâng lên 750 điểm thì có thể được miễn phí đăng ký. Trên 800 điểm thì có thể nhận được tài trợ", anh chia sẻ.

Đối với nhiều vận động viên kỳ cựu, giải chạy địa hình siêu dài quanh núi Mont Blanc ở châu Âu (Ultra-Trail du Mont-Blanc - UTMB) được xem là mục tiêu tối thượng.

Gua Rou giải thích: "Những vận động viên nghiêm túc cuối cùng đều mong muốn được một lần đến Mont Blanc". Đây là giải chạy địa hình siêu dài (ultra trail) danh giá bậc nhất thế giới, thường được ví như "World Cup" của giới chạy việt dã quốc tế.

chạy việt dã - Ảnh 2.

Hiện tượng chạy việt dã đang bùng nổ tại Trung Quốc với sức hút mãnh liệt từ trải nghiệm thiên nhiên hoang dã và thách thức vượt giới hạn bản thân - Ảnh: Trung Tân Kinh Vĩ/Tân Hoa Xã

Từ đam mê đến ngành công nghiệp chạy việt dã

Chi phí cho việc tham gia chạy việt dã và chạy địa hình cao hơn nhiều so với marathon. Tổng chi phí cho giao thông, chỗ ở, trang thiết bị có thể lên đến hàng vạn nhân dân tệ, trong khi marathon chỉ đòi hỏi một khoản đầu tư khiêm tốn hơn nhiều.

Các giải chạy việt dã/chạy địa hình thường tổ chức ở vùng núi xa xôi với giao thông không thuận tiện, chi phí lưu trú đắt đỏ, và phí đăng ký có thể lên tới hơn 1.000 tệ.

Về trang bị, trong khi marathon chỉ cần quần short, áo thun và giày chạy bộ thông thường, chạy việt dã đòi hỏi áo khoác chống nước, đèn đội đầu, đồng hồ chuyên dụng, chăn cứu sinh và nhiều thiết bị bắt buộc khác.

Chi phí thiết bị của Bōluó khoảng 2.000 tệ (7,2 triệu đồng), trong khi huấn luyện viên Ngũ Oa phải bỏ ra khoảng 5.000 tệ (18 triệu đồng). Tính cả các khoản chi phí khác, mỗi vận động viên cần đầu tư khoảng 10.000 tệ (36 triệu đồng).

"Áo khoác, quần khoác chống nước làm từ chất liệu ép keo, dùng lâu sẽ bong keo, mặc được khoảng ba năm. Giày chạy địa hình mòn nhanh, thi đấu cộng với tập luyện thì cơ bản mỗi năm phải thay một đôi", Ngũ Oa chia sẻ.

Cùng với sức nóng tăng cao của bộ môn này, ngày càng nhiều thương hiệu tham gia tài trợ. Giải chạy quanh núi Tứ Cô Nương (một ngọn núi nổi tiếng ở Tứ Xuyên, Trung Quốc) do Kailas tổ chức có hơn mười đối tác hợp tác. Nike đã trở thành nhà tài trợ chính của giải Sung Lễ 168 (Song Le 168 hoặc Songle 168 Ultra Trail) là một giải chạy địa hình siêu dài nổi tiếng ở Trung Quốc.

chạy việt dã - Ảnh 3.

Một vận động viên đang ăn mừng khoảnh khắc cán đích tại giải chạy UTNH (Ultra-Trail Ninghai) tổ chức tại huyện Ninh Hải, TP Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc - Ảnh: The Paper

Theo chuyên gia tiếp thị thể thao Trương Khánh, sự bùng nổ của các giải chạy việt dã đến từ năm nguyên nhân: đáp ứng nhu cầu giảm căng thẳng và gần gũi thiên nhiên; chính quyền địa phương thúc đẩy du lịch sinh thái; các tổ chức chuyên nghiệp nâng cao chất lượng giải đấu; sự lan tỏa mạnh mẽ qua mạng xã hội; và sự phát triển của phong trào marathon tạo nền tảng người hâm mộ lớn.

Huấn luyện viên Ngũ Oa nhận thấy so với 8 năm trước, số người tham gia đã tăng mạnh, đặc biệt ở các giải đấu cự ly ngắn.

"Trước đây người ta chạy việt dã là để chạy được cự ly dài hơn, bây giờ thì coi trọng thành tích hơn, nên mới tham gia trại huấn luyện".

Trại huấn luyện do anh mở có sức chứa khoảng 50 - 60 người, mỗi khóa kéo dài 4 tháng với học phí mỗi người khoảng 1.500 tệ (hơn 5,3 triệu đồng Việt Nam), giúp người học tiếp thu kiến thức chuyên môn và tránh chấn thương.

Độ khó và thành tích: động lực không ngừng

Để hiểu thêm về sức hút mãnh liệt của chạy việt dã, hãy nhìn vào thành tích của huấn luyện viên Ngũ Oa. Năm 2024, anh đã hoàn thành giải "Đỉnh cao Thụy Sĩ 660", băng qua 700km với độ cao leo gần 50.000m trong 12 ngày. Năm nay, anh tiếp tục chinh phục chặng đua 168km ở núi Vân Khâu trong vỏn vẹn 26 giờ.

Thế giới của chạy việt dã hay chạy địa hình không chỉ là việc hoàn thành cuộc đua mà còn là hành trình khám phá giới hạn bản thân trong những cung đường thiên nhiên kỳ vĩ.

Chạy việt dãchạy địa hình đều thuộc nhóm chạy bộ ngoài trời, không bằng phẳng, vượt chướng ngại vật, nên có thể coi là cùng một “họ”.

Tuy nhiên, chạy địa hình (trail running) là một cấp độ nâng cao, chuyên sâu hơn so với chạy việt dã truyền thống. Chạy trail thường có địa hình hiểm trở hơn, cự ly dài hơn, yêu cầu kỹ thuật và trang bị tốt hơn.

Trong thực tế, nhiều người sử dụng hai thuật ngữ này thay thế cho nhau, nhưng trong giới chuyên môn, chạy địa hình (trail) là một nhánh phát triển cao hơn, với những đặc trưng riêng biệt so với chạy việt dã.

Chạy việt dã: cơn sốt nghìn tệ ở Trung Quốc - Ảnh 5.4.000 VĐV tham dự giải chạy địa hình lớn nhất Việt Nam tại Sa Pa

TTO - 4.000 VĐV đến từ 46 quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ tham dự giải chạy địa hình lớn nhất Việt Nam - Vietnam Mountain Marathon 2019 tại Sa Pa, Lào Cai. Trong đó có sự xuất hiện của nhà vô địch UTMB - Francesca Canepa, Ý.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp