26/04/2025 19:56 GMT+7

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới chỉ ra điểm yếu cần khắc phục trong đào tạo bán dẫn

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới đã chỉ ra hàng loạt điểm yếu trong đào tạo nhân lực bán dẫn ở Việt Nam, và khuyến nghị doanh nghiệp cùng tham gia vào quá trình đào tạo để đảm bảo chất lượng đầu ra đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

bán dẫn - Ảnh 1.

Toàn cảnh hội thảo “Tham vấn báo cáo đánh giá phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam” - Ảnh: THIỆN THÔNG

Hội thảo "Tham vấn báo cáo đánh giá phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam" do Đại học Quốc gia TP.HCM phối hợp Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức ngày 26-4, có sự tham gia của hơn 70 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý nhà nước, các trường đại học trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế và doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cao.

Chương trình thiếu chuẩn hóa, đầu ra nghiên cứu còn hạn chế

Theo bà Ekua Nuama Bentil - trưởng nhóm công nghệ giáo dục toàn cầu, chuyên gia giáo dục cao cấp của WB, Đại học Quốc gia TP.HCM có nhiều lợi thế trong việc mở rộng quy mô đào tạo nguồn nhân lực bán dẫn.

Vì đến nay đại học này đã có chương trình giảng dạy mô phỏng các học viện kỹ thuật đẳng cấp thế giới. Các trường thành viên đã cùng nhau phát triển khung chương trình đào tạo chuyên sâu về bán dẫn.

Đại học Quốc gia TP.HCM cũng đã có Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo kết nối chặt chẽ với doanh nghiệp và viện nghiên cứu.

Các doanh nghiệp công nghệ trong nước như FPT, PFIEV đã xây dựng phòng thí nghiệm ngay tại trường; các công ty quốc tế như Faraday, Synopsys cũng phối hợp tổ chức các khóa bồi dưỡng ngắn hạn cho sinh viên.

"Đây là tiền đề cho việc xây dựng hệ sinh thái đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực bán dẫn", bà Ekua nhấn mạnh.

Tuy nhiên, bà Ekua cũng chỉ ra hàng loạt điểm yếu trong đào tạo bán dẫn ở Việt Nam và cho rằng đây là các thách thức trong phát triển hệ sinh thái bán dẫn: chương trình giảng dạy thiếu chuẩn hóa, cơ sở vật chất giữa các trường chưa đồng đều, tỉ lệ giảng viên có bằng tiến sĩ còn thấp, đầu ra nghiên cứu còn hạn chế và liên kết với doanh nghiệp chủ yếu mang tính cá nhân, chưa có cơ chế chính thức.

"Các doanh nghiệp nên xem Đại học Quốc gia TP.HCM là nguồn cung ứng nhân lực chính và cùng tham gia vào quá trình đào tạo để đảm bảo chất lượng đầu ra đáp ứng yêu cầu thực tiễn", bà khuyến nghị.

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới chỉ ra điểm yếu cần khắc phục trong đào tạo bán dẫn - Ảnh 2.

Bà Trần Thị Ánh Nguyệt - chuyên gia kinh tế giáo dục, WB công bố kết quả khảo sát - Ảnh: THIỆN THÔNG

Đề xuất xây dựng hệ sinh thái bán dẫn hoàn chỉnh

GS.TS Lê Quân - giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội - cho rằng việc đào tạo cần hướng đến xây dựng nguồn nhân lực cho cả hệ sinh thái bán dẫn, với trọng tâm là nhân lực trình độ cao (đại học và sau đại học), đồng thời gắn kết đào tạo trong nước với hợp tác quốc tế. Đồng thời mong báo cáo có thể đưa ra các khuyến nghị mạnh mẽ hơn về định hướng đào tạo tại các trường đại học.

PGS.TS Trần Lê Quan - hiệu trưởng Trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) - cho biết trong đào tạo nguồn nhân lực bán dẫn ở các trường đại học hiện nay vẫn còn không ít khó khăn.

Đặc biệt, các trường đang gặp khó khăn trong vận hành phòng thí nghiệm thực hành do cơ chế đầu tư hiện tại chỉ chi trả một lần, trong khi chi phí vận hành hoàn toàn do nhà trường đảm nhận. Điều này đặt gánh nặng tài chính lên sinh viên và ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

GS.TS Phan Bách Thắng - giám đốc Trung tâm INOMAR - cũng cho rằng việc chỉ đầu tư ban đầu nhưng không bảo đảm vận hành lâu dài sẽ khiến hệ thống đào tạo thiếu bền vững. 

Ông đề xuất WB cần kiến nghị Nhà nước xây dựng cơ chế đầu tư theo từng giai đoạn, ban đầu 100% kinh phí từ ngân sách, sau đó chia sẻ chi phí với nhà trường và doanh nghiệp khi hệ thống đã đi vào vận hành.

Ông Gu-Yeon Wei, Trường Kỹ thuật và Khoa học ứng dụng John A. Paulson, Đại học Harvard (Hoa Kỳ), cho rằng Việt Nam nên học tập các mô hình phát triển ngành bán dẫn của Đài Loan (Hsinchu Park), Hàn Quốc (IDEC, KAIST), Hoa Kỳ (CHIPS Act) và Malaysia (CREST).

Ông đề xuất xây dựng hệ sinh thái bán dẫn hoàn chỉnh với trung tâm R&D, trung tâm thiết kế IC, chương trình học bổng gắn cam kết làm việc, đầu tư cơ sở hạ tầng dùng chung.

Giai đoạn 2025 - 2030 tập trung hiện đại hóa phòng thí nghiệm, đào tạo giảng viên, xây dựng trung tâm quốc gia bán dẫn; giai đoạn 2030 - 2045 là thời điểm hội nhập quốc tế và phát triển bền vững hệ sinh thái ngành.

Báo cáo của WB đóng vai trò quan trọng trong việc tư vấn chính sách

Tại hội thảo, bà Trần Thị Ánh Nguyệt - chuyên gia kinh tế giáo dục, WB - đã công bố kết quả khảo sát, trong đó nổi bật là khoảng cách giữa nhu cầu của doanh nghiệp và kỹ năng của lực lượng lao động hiện có trong ngành bán dẫn.

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới chỉ ra điểm yếu cần khắc phục trong đào tạo bán dẫn - Ảnh 4.

PGS.TS Vũ Hải Quân phát biểu khai mạc hội thảo - Ảnh: THIỆN THÔNG

PGS.TS Vũ Hải Quân - giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM - nhận định báo cáo của WB không chỉ đánh giá hiện trạng mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tư vấn chính sách cho Chính phủ, các cơ sở giáo dục và doanh nghiệp nhằm đảm bảo sự phù hợp giữa đào tạo và nhu cầu phát triển của đất nước, tránh tình trạng thừa - thiếu nhân lực cục bộ.

"Ngay khi WB đề nghị hợp tác nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn, chúng tôi đã khẩn trương triển khai công việc", ông Quân cho hay.

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới chỉ ra điểm yếu cần khắc phục trong đào tạo bán dẫn - Ảnh 5.Giáo sư từ Đại học Harvard, Toronto, Munich thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Đại học Quốc gia TP.HCM đã mời được 16 giáo sư và chuyên gia quốc tế đến từ nhiều trường đại học uy tín hàng đầu thế giới, làm giáo sư thỉnh giảng tại đại học này.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp