07/05/2025 10:11 GMT+7

'Cứu người như cứu hỏa', cấp cứu không cần cứng nhắc quy trình

Đó là phương châm của nhiều bệnh viện, y bác sĩ trực tiếp cấp cứu. Nhờ vậy đã có rất nhiều bệnh nhân thoát chết ngoạn mục từ sự xử lý nhanh, kịp thời của bác sĩ.

'Cứu người như cứu hỏa', cấp cứu không cần cứng nhắc quy trình - Ảnh 1.

Nhiều trường hợp nhờ sự xử lý nhanh, linh hoạt của các bác sĩ khoa cấp cứu, người bệnh được cứu sống ngoạn mục - Ảnh: THU HIẾN

Những ngày gần đây, vụ việc bé trai được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định cấp cứu nhưng bị phản ánh "phải đóng đủ tiền mới cấp cứu" đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Thế nhưng đã có không ít các trường hợp được các bác sĩ đã bỏ qua mọi thủ tục để cứu sống người bệnh trong gang tấc.

Tính mạng con người cần ưu tiên hàng đầu

Khoảng 1h sáng, nam bệnh nhân N.V.H. (38 tuổi, quận 12) được đưa đến khoa cấp cứu Bệnh viện Thống Nhất trong tình trạng lơ mơ, huyết áp bằng không tình trạng bị đâm thủng ngực, vùng tam giác tim.

Nhận thấy mức độ nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến sinh mạng người bệnh, các bác sĩ quyết định chuyển ngay lên phòng mổ để phẫu thuật mà không làm các thủ tục hành chính liên quan.

Bệnh nhân chỉ được kịp làm test nhanh HIV và nhóm máu. Các công tác như làm các xét nghiệm chẩn đoán, làm thủ tục hồ sơ bệnh án và giải thích cho người nhà được tạm gác lại, tập trung cứu chữa kịp thời cho bệnh nhân.

Nhờ xử trí nhanh, kịp thời, sau khi phẫu thuật khâu vết thương, cầm máu bệnh nhân đã hồi phục ngoạn mục.

TS.BS Trương Nguyễn Hoài Linh - khoa lồng ngực mạch máu Bệnh viện Thống Nhất - cho biết nếu  làm theo quy định, phải làm đủ theo quy trình thì bệnh nhân chắc chắn không qua khỏi.

Nếu để càng lâu thì bệnh nhân khó qua khỏi, phải khẩn trương mở lồng ngực để tìm cách giải quyết, tính mạng bệnh nhân phải đặt lên hàng đầu.

Trước đó một bệnh nhân nam (37 tuổi, quê Cà Mau) vào Bệnh viện Nhân dân Gia Định TP.HCM trong tình trạng hôn mê, huyết áp không đo được, có dấu hiệu ngưng tim, vết thương cổ bên phải 1,5cm, chảy máu dữ dội, nguy cơ tử vong rất cao.

Ngay lập tức bệnh viện kích hoạt báo động đỏ nội viện và đưa thẳng bệnh nhân vào phòng mổ, cầm máu khẩn và truyền máu, các bác sĩ đã mổ xuyên đêm cứu người bệnh.

Điều đáng nói là lúc đó bệnh nhân không có thân nhân nào đi cùng để ký cam kết cho phép mổ hay đóng viện phí. 

Thậm chí có trường hợp bệnh nhân 60 tuổi được đưa vào viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê phải điều trị một tuần mới tỉnh. Tuy nhiên sau khi cấp cứu bệnh nhân không nhớ mình là ai, cũng không có người thân đến nhận và không thể chăm sóc bản thân nên mọi sinh hoạt suốt ba tháng do các y, bác sĩ thay phiên chăm sóc.

Linh hoạt trong quy trình cấp cứu

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, TS.BS Võ Hồng Minh Công - phó giám đốc Bệnh viện Nhân dân Gia định TP.HCM - chia sẻ đối với việc cấp cứu người bệnh phải linh hoạt, không cứng nhắc theo quy trình vì ưu tiên cứu sống người bệnh là trên hết.

Tại bệnh viện, đối với các trường hợp bệnh nặng, nguy kịch, bệnh viện ưu tiên tối đa việc cấp cứu và điều trị. Việc tạm ứng viện phí sẽ được thực hiện sau khi bệnh nhân được chuyển nội trú và tình trạng đã ổn định.

Bác sĩ Công cho hay về quy trình, ngay khi bệnh nhân được đưa đến khoa cấp cứu, đội ngũ nhân viên y tế sẽ nhanh chóng tiếp nhận, thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để đánh giá tình trạng sức khỏe, đồng thời gửi tin nhắn thông báo đến thân nhân về tình trạng bệnh.

Sau khi bệnh nhân đã được tiếp nhận và xử trí bước đầu ổn định, bệnh viện sẽ chủ động gửi tin nhắn thông báo đến thân nhân để cập nhật tình hình hiện tại của bệnh nhân.

Khi bệnh nhân vượt qua giai đoạn cấp cứu ban đầu, khoa điều trị sẽ thông báo cụ thể về tình hình sức khỏe, tiên lượng bệnh và lúc này mới hướng dẫn người nhà thực hiện tạm ứng một phần viện phí để phục vụ quá trình điều trị tiếp theo.

Trước đó, năm 2016, để ưu tiên cấp cứu cho người bệnh có nguy cơ tử vong cao, Sở Y tế TP.HCM đã triển khai quy trình "báo động đỏ liên viện", kịp thời cứu sống nhiều trường hợp nguy kịch.

Cụ thể khi có trường hợp cấp cứu nặng, vượt quá khả năng chuyên môn, cần huy động chuyên gia, các bệnh viện kích hoạt báo động đỏ liên viện để tập hợp sức mạnh hỗ trợ chuyên môn của các chuyên gia đầu ngành, tận dụng thời gian vàng cứu bệnh nhân.

Theo Sở Y tế TP.HCM, sáng kiến từ quy trình báo động đỏ đã tạo bước đột phá, khắc phục được nhiều hạn chế trong quy trình cấp cứu trước đây, mang lại sự sống, niềm vui cho nhiều người bệnh có nguy cơ tử vong cao

Phải ưu tiên nhân lực, thiết bị y tế, thuốc tốt nhất để cấp cứu người bệnh

Theo quy định của Luật Khám chữa bệnh năm 2023, việc cấp cứu phải được thực hiện trên cơ sở đánh giá, phân loại và áp dụng các biện pháp chuyên môn kỹ thuật phù hợp với tình trạng của người bệnh.

"Trong trường hợp cần áp dụng những biện pháp cấp cứu khẩn cấp mà chưa có sự đồng ý của người đại diện của người bệnh thì người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người trực lãnh đạo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có quyền quyết định.

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm ưu tiên điều kiện tốt nhất về nhân lực, thiết bị y tế, thuốc cho việc cấp cứu người bệnh và chuyển người bệnh cấp cứu đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp", Luật Khám chữa bệnh nêu rõ.

'Cứu người như cứu hỏa', cấp cứu không cần cứng nhắc theo quy trình - Ảnh 3.Ứng viện phí cấp cứu: Bệnh nhân khó, bệnh viện cũng khổ

Sau vụ việc người dân tố ‘nộp đủ tiền mới cấp cứu’, nhiều người cho biết cũng gặp khó khăn khi phải ứng viện phí, bên cạnh đó một số người bày tỏ nên cảm thông với nhân viên y tế.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp