15/07/2025 16:04 GMT+7

Đề xuất loạt quy định mới 'siết' quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, sữa sai sự thật

Tại dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều, hướng dẫn thi hành Luật Quảng cáo đã bổ sung các quy định mới nhằm 'siết' quảng cáo thực phẩm chức năng, sữa sai sự thật.

Đề xuất loạt quy định mới 'siết' quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, sữa sai sự thật - Ảnh 1.

Nhiều người nổi tiếng, bác sĩ... tham gia quảng cáo cho hãng sữa đang bị xử lý - Ảnh chụp màn hình

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang lấy ý kiến dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành Luật Quảng cáo. Luật mới được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9 và có hiệu lực thi hành từ 1-1-2026.

Đề xuất danh mục 11 nhóm sản phẩm, hàng hóa có ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Đáng chú ý, dự thảo nghị định đã bổ sung, hoàn thiện quy định về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt.

Bổ sung quy định cụ thể về nội dung quảng cáo bắt buộc, nội dung khuyến cáo, nội dung cảnh báo, hành vi bị cấm trong quảng cáo đối với từng nhóm sản phẩm.

Việc phân định rõ trách nhiệm quản lý giữa các bộ, ngành (Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Môi trường…), góp phần nâng cao hiệu quả kiểm soát nội dung quảng cáo và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Dự thảo nghị định liệt kê cụ thể 11 nhóm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và môi trường.

Bao gồm mỹ phẩm; thực phẩm; sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ không thuộc quy định tại khoản 4 điều 7 của Luật Quảng cáo.

Hóa chất chế phẩm diệt côn trùng; thiết bị y tế; dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, phân bón, giống cây trồng; thuốc đồ uống có cồn.

Đồng thời mở rộng khả năng bổ sung các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác theo quy định của Chính phủ trong từng thời kỳ.

'Siết' các quy định quảng cáo về mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, sữa

Với mỹ phẩm, dự thảo nêu rõ quảng cáo không được gây hiểu nhầm sản phẩm là thuốc. Khi quảng cáo mỹ phẩm không sử dụng hình ảnh, trang phục, tên, thư tín, bài viết của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế khác.

Nội dung quảng cáo mỹ phẩm phải có các thông tin bắt buộc gồm tên mỹ phẩm; tính năng, công dụng của mỹ phẩm; tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường; các cảnh báo theo quy định của các hiệp định quốc tế.

Trường hợp tên mỹ phẩm đã bao gồm các thông tin về tính năng, công dụng thì không phải thể hiện nội dung này trong sản phẩm quảng cáo.

Quảng cáo mỹ phẩm trên báo nói, báo hình phải đọc rõ ràng nội dung tên mỹ phẩm; tính năng, công dụng của mỹ phẩm; các cảnh báo theo quy định của các hiệp định quốc tế.

Với thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt phải có cụm từ nhận diện rõ ràng và quy định khuyến cáo "Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh".

Nội dung này phải được thể hiện rõ ràng, trừ trường hợp quảng cáo âm thanh dưới 15 giây nhưng phải thể hiện trong nội dung quảng cáo.

Nội dung quảng cáo thực phẩm theo dự thảo phải có các thông tin bắt buộc gồm tên thực phẩm; tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm; tên, địa chỉ nhà sản xuất sản phẩm.

Dự thảo cũng quy định rõ việc quảng cáo phải có các nội dung về công dụng của sản phẩm, các cảnh báo sức khỏe (nếu có).

Về sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, dự thảo nghị định bắt buộc quảng cáo phải có nội dung "sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ" ở phần đầu quảng cáo.

Nêu rõ "sản phẩm này là thức ăn bổ sung và được ăn thêm cùng với sữa mẹ dùng cho trẻ trên 6 tháng tuổi".

Các quy định mới về quảng cáo liên quan y tế

Về quảng cáo thiết bị y tế, dự thảo nêu rõ phải có tên thiết bị y tế, chủng loại, hãng sản xuất, nước sản xuất. Tính năng, tác dụng, hướng dẫn sử dụng, điều kiện bảo quản (nếu có).

Tên, địa chỉ của chủ sở hữu số đăng ký lưu hành; cơ sở mua bán hoặc nhập khẩu hoặc chuyển nhượng thiết bị y tế.

Về quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, theo dự thảo phải có tên, địa chỉ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Phạm vi hoạt động chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền về y tế phê duyệt theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

Theo dự thảo, đối với quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế phải có tên hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế.

Tính năng, công dụng; tên, địa chỉ của chủ sở hữu số đăng ký lưu hành. Khuyến cáo "Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng".

Thông tin cảnh báo về đặc tính nguy hiểm của hóa chất và chỉ dẫn phòng ngừa tác hại của hóa chất.

Đề xuất loạt quy định mới 'siết' quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, sữa sai sự thật - Ảnh 2.MC Hoàng Linh bị xử phạt 107,5 triệu đồng vì sai phạm trong quảng cáo sữa HIUP

MC Hoàng Linh bị xử phạt vi phạm hành chính số tiền 107,5 triệu đồng, buộc tháo gỡ, xóa quảng cáo và buộc cải chính thông tin do có sai phạm trong hoạt động quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng HIUP.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp