05/05/2025 11:00 GMT+7

Đừng để khởi nghiệp trên giấy

Phong trào khởi nghiệp ở Việt Nam đang phát triển sôi động. Khẩu hiệu 'Quốc gia khởi nghiệp' lan tỏa từ chính sách đến truyền thông, trường học và cộng đồng doanh nhân trẻ. Các cuộc thi, vườn ươm, hội thảo, quỹ hỗ trợ liên tục được tổ chức.

khởi nghiệp - Ảnh 1.

Trao giải thưởng cho các học sinh, sinh viên tại Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên năm 2025 - Ảnh: MOET

Tuy nhiên, ẩn sau sự hào hứng đó là nỗi băn khoăn khởi nghiệp chỉ dừng lại ở... ý tưởng - khi mọi thứ vẫn còn nằm trên giấy mà chưa bước ra thị trường.

Chỉ khi có sự đồng hành từ chính sách linh hoạt, giáo dục thực tiễn và môi trường hỗ trợ mạnh mẽ, thì khởi nghiệp mới trở thành động lực tăng trưởng quốc gia, chứ không chỉ là một giấc mơ hay cuộc chơi trên giấy.

TS Hoàng Ngọc Vinh

Phải bắt đầu từ hành động

Ngày càng có nhiều start-up trình bày kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp, gọi vốn bằng slide ấn tượng, nhưng lại thiếu sản phẩm khả thi và thị trường thực sự. Thậm chí có doanh nghiệp được thành lập chỉ để... tham gia các chương trình hỗ trợ.

Trong khi đó, nhiều chính sách vẫn chưa "chạm đất", thủ tục rườm rà, các quỹ đầu tư nhà nước và vườn ươm thì đôi khi chạy theo số lượng start-up "hỗ trợ" mà bỏ qua chất lượng và khả năng tồn tại lâu dài.

Hệ quả là nguồn lực bị lãng phí, nhà đầu tư mất niềm tin, phong trào bị "thổi phồng" và mục tiêu xây dựng một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo thực chất bị chệch hướng.

Tinh thần khởi nghiệp thực sự không nằm trong văn bản mà nằm ở hành động. Các nhà sáng lập cần bước ra khỏi vùng an toàn, nhanh chóng thử nghiệm sản phẩm, gặp gỡ khách hàng, học từ thất bại và cải tiến liên tục. Một bản kế hoạch chỉ có giá trị khi đi kèm hành động cụ thể, đội ngũ thực chiến và mục tiêu rõ ràng.

Các trường đại học - nơi ươm mầm tư duy khởi nghiệp - cũng cần thay đổi mạnh mẽ. Chương trình giảng dạy hiện nay thường vẫn nặng lý thuyết, thiếu thực hành. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần chỉ đạo đẩy mạnh mô hình học qua dự án thực tế, xây dựng cơ chế tăng cường liên kết với doanh nghiệp, hỗ trợ các không gian sáng tạo và phát triển mô hình "doanh nghiệp trong trường đại học".

Đặc biệt, cần nhấn mạnh vai trò của giảng viên đại học - người truyền cảm hứng và dẫn dắt sinh viên tiếp cận tinh thần doanh nhân. Giảng viên không chỉ cần kiến thức, mà cần được tạo điều kiện để trải nghiệm thực tế, từ đó giảng dạy sinh động hơn. Khi giảng viên trở thành người đồng hành khởi nghiệp, lớp học sẽ trở thành một vườn ươm đúng nghĩa.

Chính sách phải linh hoạt, thực chất

Để khởi nghiệp không bị "ngợp" vì thủ tục, Bộ Khoa học và Công nghệ cần cải cách chính sách theo hướng đơn giản - nhanh gọn - minh bạch. Các chương trình hỗ trợ như Đề án 844 phải tập trung vào năng lực thực thi chứ không chỉ hồ sơ.

Bộ Tài chính cần ban hành chính sách ưu đãi thuế rõ ràng cho nhà đầu tư, hoàn thiện khung pháp lý cho quỹ đầu tư mạo hiểm, và triển khai hiệu quả cơ chế sandbox - tức mô hình thử nghiệm linh hoạt trong khung pháp lý được kiểm soát. 

Sandbox cho phép start-up thử nghiệm mô hình kinh doanh mới mà chưa cần tuân thủ đầy đủ các quy định, từ đó giảm rủi ro, tăng tính sáng tạo và giúp Nhà nước điều chỉnh chính sách phù hợp. Việc đơn giản hóa báo cáo tài chính và thủ tục thuế với doanh nghiệp mới thành lập cũng là yếu tố then chốt để giảm gánh nặng hành chính.

Không một start-up nào có thể phát triển đơn độc. Một hệ sinh thái ở đó các phân hệ là những véc tơ cùng phương chiều đổi mới sáng tạo sẽ tạo nên hợp lực mạnh mẽ để phát triển đồng bộ. Chỉ có một hệ sinh thái thống nhất - nơi nhà nước, trường học, doanh nghiệp, nhà đầu tư và xã hội dân sự cùng hành động khởi nghiệp sẽ có cơ thành công cao hơn. 

Chúng ta cần có một cơ chế điều phối liên ngành có thực quyền, hoạt động dựa trên các mục tiêu đo lường được: tỉ lệ start-up sống sót, giá trị tạo ra, việc làm mới... Ngoài ra, hệ sinh thái khởi nghiệp hiện vẫn dồn vào một vài đô thị lớn, các địa phương khác thiếu nguồn lực, thiếu kết nối.

Khởi nghiệp phải tạo ra giá trị thực

Khởi nghiệp không phải là một phong trào nhất thời, mà là hành trình xây dựng giá trị bền vững. Nếu chỉ dừng lại ở kế hoạch, giấy tờ và các cuộc thi, thì dù có được vinh danh bao nhiêu, start-up cũng khó tồn tại lâu dài.

Thủ tướng Phạm Minh Chính từng nhắc nhở: "Sản phẩm phải mang lại giá trị thực. Sáng tạo rồi nhưng mà phải sản xuất được, thương mại hóa, phải có lợi ích thì mới phát triển được". Đã đến lúc từ bỏ tư duy "khởi nghiệp hình thức" để hướng tới một hệ sinh thái thực chất - nơi người trẻ dám nghĩ, dám làm và dám học từ thất bại.

Đừng để khởi nghiệp trên giấy - Ảnh 2.Khi gia đình khởi nghiệp bằng giáo dục

Sẽ ra sao nếu mỗi gia đình đều khởi nghiệp bằng con đường giáo dục? Khi giáo dục trở thành sứ mệnh của mỗi gia đình, chúng ta đang đặt nền móng cho một xã hội phát triển bền vững.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp