
Hormone sinh dục nữ estrogen và progesterone có thể giúp giảm đau - Ảnh: FREEPIK
Nghiên cứu mới được tiến hành trên chuột, phát hiện rằng hai hormone này phối hợp với nhau để điều khiển các tế bào miễn dịch nằm gần tủy sống. Những tế bào này sau đó tự sản xuất "thuốc giảm đau" - một loại opioid gọi là enkephalin. Hiện tượng này chỉ xảy ra ở chuột cái.
Khi không có chấn thương, cả chuột đực và chuột cái đều sản sinh một lượng enkephalin cơ bản nhờ những tế bào miễn dịch đặc biệt này, theo tác giả chính Elora Midavaine, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Đại học California, San Francisco (UCSF).
Theo cách này, các tế bào miễn dịch làm gián đoạn tín hiệu đau do các tế bào thần kinh ở tủy sống phát ra. Điều này về cơ bản ngăn những tín hiệu đó truyền đến não.
Về lâu dài, nghiên cứu giúp làm sáng tỏ sự khác biệt giới tính trong cách con người cảm nhận cơn đau, cũng như cách nhận thức cơn đau thay đổi trong thời kỳ mang thai và mãn kinh - những giai đoạn mà mức estrogen và progesterone trong cơ thể biến động mạnh.
Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy có sự khác biệt giữa nam và nữ trong cách họ trải nghiệm cơn đau. Nhìn chung, so với nam giới, phụ nữ thể hiện độ nhạy cảm với đau cao hơn. Họ cảm nhận cảm giác đau một cách mãnh liệt hơn khi các thụ thể đau bị kích hoạt. Các nghiên cứu cũng cho thấy phụ nữ có ngưỡng đau thấp hơn.
Các nghiên cứu từ những phòng thí nghiệm khác từng gợi ý rằng tế bào T đóng vai trò trong nhận thức đau ở chuột cái, trong khi cảm giác đau ở chuột đực phụ thuộc vào một loại tế bào khác.
Nghiên cứu này đặt ra câu hỏi về điều gì sẽ xảy ra trong thời kỳ mãn kinh - khi cơ thể ngừng sản sinh hormone sinh dục nữ.
Trong bối cảnh nghiên cứu về đau, đã có những khác biệt rõ ràng giữa hai giới trong tỉ lệ mắc các chứng rối loạn đau, hiệu quả của thuốc giảm đau và cách xử lý cơn đau ở cấp độ tế bào, Midavaine lưu ý.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận