23/05/2024 11:21 GMT+7

Khoe con trên mạng: Cha mẹ bớt ảo tưởng đi!

Nhiều người nói vui rằng mùa hè đến và mùa khoe con cũng bắt đầu sôi động. Và có muôn vàn hệ lụy "ăn theo" mùa khoe con này.

Khoe con trên mạng: Cha mẹ bớt ảo tưởng đi!- Ảnh 1.

Rước bực vào thân vì khoe con

Cách đây ít ngày, chị N. (TP.HCM) đã đăng bảng điểm của con lên mạng xã hội khiến nhiều người xuýt xoa: "Con giỏi quá, toàn điểm 10". Nhiều người dễ dàng nhận ra "điểm trừ duy nhất" trong bảng điểm của trẻ là môn văn "chỉ có 9 điểm".

Điều này làm chị N. hơi phật ý: "Tuy con giỏi thật nhưng vẫn…". 

Không riêng chị N, đến mùa khoe điểm, nhiều phụ huynh bày tỏ sự tức tối của mình khi điểm con chưa tuyệt đối, xếp hạng chưa hàng đầu, phần thưởng không phải cao nhất, con không phải đại diện học sinh trường...

Muôn vàn cảm xúc thiếu tích cực khác xung quanh điểm số, thành tích của các con.

Hầu hết phụ huynh khi bày tỏ sự luyến tiếc về điểm số của con cái đều mong nhận được những chia sẻ, quan tâm, đồng cảm để họ "không cảm thấy cô đơn". 

Nhưng ít ai nhận ra rằng cũng chính vì cảm xúc thiếu cân bằng, sự mong đợi, kỳ vọng tìm thấy người đồng điệu này dễ dẫn đến sự bực dọc, tức giận và công kích nếu không thỏa lòng.

Khi thấy bạn bè, người lạ để lại lời bình luận trái chiều, từ khoe điểm kèm chút tiếc nuối, có thể trở thành "cuộc tấn công diện hẹp" giữa 1-2 người, cho đến "tấn công diện rộng" trên nhiều người hơn.

Thậm chí có người sau đó đăng tải các bài viết phê phán những ai trái quan điểm hoặc bị đánh đồng là "kém duyên" khi xen vào chuyện nhà mình, dạy đời chủ bài viết chỉ vì "khoe con".

Nếu cảm xúc tiêu cực vẫn tiếp diễn, không gỡ được rối rắm thì việc khoe con, than thở trên mạng dễ khiến bản thân rơi vào bế tắc, lại rước thêm bực vào thân.

Cha mẹ bớt ảo tưởng đi!

Không chỉ dừng ở việc nhiều trẻ cảm thấy xấu hổ khi cha mẹ "bêu tên" mình trên khắp mạng xã hội, nhiều trẻ còn cảm thấy khó xử, khó chịu khi bị nhiều người soi mói. 

Đến độ nhiều người mà trẻ chưa từng biết mặt, lần đầu gặp nhau bên ngoài đã có thể kể rành rọt những thói quen, tính xấu, sở thích không giống ai hoặc môn học mà trẻ bị điểm thấp...

Trẻ rơi vào tình huống này dễ cảm thấy mất mặt, lúng túng, bản thân cảm giác như bị "giám sát" ở khắp nơi trong các mối quan hệ của ba mẹ cả trên mạng lẫn ngoài đời thực.

Xét về độ tuổi, phản ứng của trẻ nhỏ thường nhẹ nhàng và có phần ít căng thẳng hơn những trẻ bước vào tuổi dậy thì. Do đó, trẻ càng lớn, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái càng dễ căng thẳng hơn khi đôi bên không thỏa hiệp hiệu quả.

Không ít lần tại phòng tư vấn học đường, học sinh bày tỏ với chúng tôi: "Con ghét mẹ, cái gì mẹ cũng đăng lên mạng xã hội". 

Điều này khiến trẻ có cảm giác mất tự do nhưng không thể cãi lý thắng ba mẹ nên trẻ chọn im lặng, tách rời ba mẹ lúc ở nhà. Trẻ dễ biểu hiện sự trái tính trái nết và mâu thuẫn, xung đột diễn ra thường xuyên hơn trong gia đình.

Bày tỏ sự không đồng tình khi ba mẹ khoe điểm con kèm những lời khen quá lố, một vị phụ huynh có tài khoản mạng xã hội tên Bình lên tiếng: "Tôi đang có con học lớp 12 và lớp 7, khi xem con làm bài tập mới hiểu, thực tế là điểm số đang phản ánh cao hơn thực lực của con. Vì vậy tôi thấy các bố mẹ bớt ảo tưởng đi".

Đồng quan điểm, một người có nickname Hoa Lop bày tỏ: "Ngày xưa giỏi mới khó, giờ lớp 40 học sinh thì giỏi hết 38 rồi, còn 2 đứa kia là xuất sắc. Chả có gì đâu mà khoe khoang".

Biếu không thông tin cá nhân

Gần đây nhiều cuộc gọi rác, tin nhắn rác hay lừa đảo gây không ít phiền toái cho nhiều người, một số người mất tiền, mất của và ảnh hưởng đến công việc, tâm lý, cuộc sống.

Ngoài việc nhiều người nghi ngờ thông tin cá nhân bị bán ra ngoài một cách bất hợp pháp, các chuyên gia còn cảnh báo việc dùng mạng xã hội không khéo sẽ "cho không biếu không" thông tin cá nhân của mình cho đối tượng xấu.

Và việc khoe con bằng cách chụp hình học bạ, bảng điểm giấy/điện tử, giấy khen mà không che chắn phần tên, họ, trường, lớp của các con.

Kẻ xấu có thể lợi dụng các thông tin thu thập được để tiếp cận, tạo lòng tin nơi con trẻ và dễ dàng trót lọt lừa gạt trẻ theo mình, từ đây nguy cơ bị bắt cóc, bạo lực, xâm hại đe dọa an toàn của trẻ có thể xảy ra.

Thực tế, việc khoe điểm, đăng thành tích và khen ngợi con trên mạng hay trong giao tiếp thường ngày là nhu cầu có thật. Làm sao để việc khoe con không trở nên quá đáng? Mời bạn để lại ý kiến ở phần BÌNH LUẬN dưới bài viết này, hoặc qua hộp thư [email protected]. Trân trọng cảm ơn.

Ham khoe con trên mạng, coi chừng sập bẫy lừa đảoHam khoe con trên mạng, coi chừng sập bẫy lừa đảo

Ban tổ chức Festival guitar talent toàn quốc năm 2024 vừa kêu gọi phụ huynh cảnh giác với các trò lừa đảo trên mạng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp