05/05/2025 14:52 GMT+7

'Không cá nhân, tổ chức nào bao đậu, bao đi làm việc nước ngoài nhanh'

Đó là khẳng định của ông Đặng Huy Hồng - giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ) - trong kỳ thi tiếng Hàn thuộc chương trình EPS lớn nhất trong năm 2025.

tiếng hàn - Ảnh 1.

Giám thị của Trung tâm Lao động ngoài nước và Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD Korea) kiểm tra, nhận diện thí sinh và hướng dẫn thủ tục trước khi thi - Ảnh: HÀ QUÂN

Ngày 5-5 tại Hà Nội, Trung tâm Lao động ngoài nước (Colab) và Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD Korea) khai mạc Kỳ thi tiếng Hàn cho người lao động có nguyện vọng đi làm việc tại Hàn Quốc (Chương trình EPS). 

Kỳ thi xuất phát từ thỏa thuận giữa Bộ Nội vụ (Việt Nam) cùng Bộ Việc làm và Lao động (Hàn Quốc).

Kỳ thi tiếng Hàn sẽ diễn ra ở TP.HCM, Đà Nẵng và Hà Nội

Theo ông Đặng Huy Hồng - giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước - kỳ thi lần này có gần 22.800 người đăng ký.

Cụ thể ngành sản xuất chế tạo có hơn 21.400 người đăng ký (chỉ tiêu 3.000). Ngành nông nghiệp có khoảng 1.400 người đăng ký (chỉ tiêu 300).

Kỳ thi diễn ra 2 vòng, gồm thi năng lực tiếng Hàn (EPS-TOPIK), và kiểm tra tay nghề, đánh giá năng lực.

Kỳ thi ở Hà Nội diễn ra từ ngày 5 đến 29-5, Đà Nẵng từ ngày 8-5 đến 11-6, và TP.HCM từ ngày 6-5 đến 17-6.

"Để đạt yêu cầu qua các vòng thi, không có cách nào khác ngoài việc người lao động nỗ lực rèn luyện, học tiếng Hàn thật tốt để đạt được kết quả khả quan.

Chúng tôi khẳng định lại, không có cá nhân, tổ chức nào bao đậu, bao đỗ, bao đi làm việc nước ngoài nhanh vì chương trình chặt chẽ, công khai, minh bạch.

Nếu đạt yêu cầu qua kỳ thi, sau khi làm hồ sơ sẽ được trung tâm gửi sang Hàn Quốc. Hồ sơ người lao động được bảo mật thông tin cá nhân và giới thiệu cho chủ sử dụng lao động Hàn Quốc lựa chọn ngẫu nhiên. Không có tổ chức, cá nhân nào có thể can thiệp vào tiến trình này", ông Hồng nêu rõ.

Cũng theo ông, các giám thị đều được đào tạo và trang bị sử dụng thiết bị hiện đại để kiểm tra các thiết bị cấm, gian lận hoặc các hành vi tráo đổi, thay người thi hộ như máy đọc căn cước công dân gắn chip, gậy dò kim loại…

Năm 2025, số lượng giám thị được HRD Korea tăng gấp đôi, đồng thời việc ra đề và tổ chức chấm bài do cơ quan phía Hàn Quốc phụ trách.

Vừa qua Colab đã phát hiện hai trường hợp trong diện vi phạm quy chế thi (bị cấm thi 4 năm) không được tham gia kỳ thi này từ căn cứ của cơ sở dữ liệu. Do vậy các thí sinh phải thi bằng sức lực, năng lực bản thân, không thể trông chờ vào gian lận.

'Không cá nhân, tổ chức nào bao đậu, bao đi làm việc nước ngoài nhanh' - Ảnh 3.

Bạc Thị Thảo Vy, 19 tuổi, quê Điện Biên, quét vân tay, khuôn mặt trong phòng chờ trước kỳ thi tiếng Hàn thuộc chương trình EPS - Ảnh: HÀ QUÂN

Người trẻ tự tin đậu kỳ thi tiếng Hàn

Bạn Bạc Thị Thảo Vy (19 tuổi, quê Điện Biên) cho biết nhờ người thân bên Hàn Quốc giới thiệu và tìm hiểu thêm trên mạng, chị biết đến chương trình EPS.

Theo Vy, những người đi trước đều có kinh tế khá và ngoại ngữ tốt sau khi về nước nên hy vọng sẽ đậu kỳ thi này. Vy đã học tiếng Hàn được 3 tháng, bản thân thấy được khó khăn của ngôn ngữ này như các từ giống nhau, chữ tượng hình xa lạ nên khó nhớ, mất nhiều thời gian làm quen.

"Các cậu mình nói đi nước ngoài học được nhiều điều mới, khám phá văn hóa Hàn Quốc. Mỗi năm các cậu còn gửi về bánh kẹo, đồ dùng như nồi cơm điện Hàn Quốc, đồ dùng rất thích nên tôi có động lực học thêm ngoại ngữ, mong muốn sớm được sang đó làm việc", Vy bộc bạch và nói thêm nếu đậu sẽ vận dụng kinh nghiệm làm nông để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

'Không cá nhân, tổ chức nào bao đậu, bao đi làm việc nước ngoài nhanh' - Ảnh 4.

Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước Đặng Huy Hồng (bìa phải) và Trưởng văn phòng đại diện Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD Korea) Yun Jae Yeon kiểm tra các phòng thi tiếng Hàn. Trong và ngoài phòng thi đều có camera giám sát, kết nối trực tuyến, giảm tối đa gian lận thi cử - Ảnh: HÀ QUÂN

Trong khi đó, Lương Huỳnh Đức (22 tuổi, quê Thái Nguyên) chia sẻ mình học tiếng Hàn được gần 3 tháng, song đã có thể nói chuyện và viết được ở mức cơ bản. Theo anh quan trọng nhất là quyết tâm, học tốt căn bản và tạo môi trường tiếng Hàn hằng ngày, ví dụ xem Youtube, TikTok cho đỡ "ngán".

Với kinh nghiệm làm ruộng, cấy lúa ở quê và quãng thời gian tăng gia sản xuất, trồng rau ở đơn vị trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự, Đức tự tin sẽ đậu ngành nông nghiệp. Ở tuổi 22, chàng trai này đã lên kế hoạch làm việc, tiết kiệm vốn để sau này về quê làm giàu.

"Môi trường quân đội rèn cho mình ý chí, kỷ luật, chăm chỉ, không ngại gian khó, dù ở bất cứ đâu", Đức quả quyết.

'Không cá nhân, tổ chức nào bao đậu, bao đỗ, bao đi làm việc nước ngoài nhanh' - Ảnh 4.Cả ngàn người lao động xứ Nghệ xếp hàng nộp hồ sơ thi tiếng Hàn

Hàng ngàn người đổ về Nghệ An trong mưa rét, tranh thủ cơ hội hiếm hoi: chỉ tiêu 3.000 chỗ làm tại Hàn Quốc. Liệu họ có vượt qua được thử thách cam go này?

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp