
Ông Huỳnh Tấn Lộc - phó giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai
"Chúng tôi không chỉ muốn Long Thành là sân bay hiện đại mà là một đô thị sân bay thế hệ mới, sinh thái, thông minh, toàn cầu, hình thành cặp đô thị song sinh Long Thành - TP.HCM, hỗ trợ và bổ sung lẫn nhau, tối ưu hóa lợi thế của cả hai, tạo sức bật phát triển cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam".
Đó là chia sẻ của ông Huỳnh Tấn Lộc - phó giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai - tại hội thảo "Thúc đẩy kết nối Long Thành - TP.HCM" do báo Tuổi Trẻ tổ chức ngày 27-6-2025.
Đô thị song sinh với TP.HCM
Ông Trương Minh Huy Vũ - viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM - cho biết Long Thành không chỉ đơn thuần là một sân bay mà còn là hạt nhân của một đô thị sân bay hiện đại. Và Long Thành cần được quy hoạch như một cực tăng trưởng mang tính tích hợp cao.
Từ ngày 1-7, địa giới sẽ được điều chỉnh, Đông Nam Bộ chỉ còn TP.HCM, Đồng Nai, Tây Ninh, do đó cần tư duy tái cấu trúc không gian phát triển, trong đó có hạ tầng giao thông liên vùng.
Với lợi thế nằm gần các đô thị công nghiệp vệ tinh như Nhơn Trạch, Thuận An, Dĩ An, Biên Hòa, cùng các đô thị ven biển như Vũng Tàu, Bà Rịa, Phú Mỹ, Thành phố sân bay có nhiều điều kiện thuận lợi để hình thành vành đai đô thị, công nghiệp, logistics hiện đại.
Tiến sĩ, kiến trúc sư Hoàng Hữu Phê - Viện Kiến trúc quốc gia - cho rằng Long Thành không nên chỉ được nhìn nhận là một đô thị vệ tinh, mà cần đóng vai trò đối tác chức năng với TP.HCM trong mô hình twin city (thành phố song sinh), tương tự Phố Đông - Thượng Hải hay Thâm Quyến - Hong Kong.
Dựa trên nguyên lý tăng trưởng cân bằng, 2 thành phố sẽ củng cố thế mạnh của nhau trong giải quyết những thách thức chung.
Ông cũng đưa ra dự báo, đến năm 2045, thành phố Long Thành sẽ có khoảng 500.000 người, GRPD đạt 7,7 tỉ USD/năm và thu nhập bình quân tối thiểu trên đầu người đạt tối thiểu 15.000 USD/năm/người.

Ông Võ Tấn Đức - chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai
Ông Võ Tấn Đức, chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, khẳng định: "Đồng Nai xác định đây là một nhiệm vụ chính trị hết sức to lớn và đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Sau khi dự án sân bay Long Thành đi vào hoạt động sẽ tạo động lực tăng trưởng kinh tế cho khu vực lân cận sân bay như Đồng Nai, TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, đồng thời cả khu vực Đông Nam Bộ và các tính phía Nam.
Chúng tôi cũng đã quy hoạch đô thị sân bay và đang kiến nghị Thủ tướng cho phép Đồng Nai nghiên cứu thực hiện khu thương mại tự do quanh khu vực này để kết hợp với cảng biển nước sâu Cái Mép tạo thành trục phát triển kinh tế của vùng".
Hoàn thiện hạ tầng và đô thị kết nối
Để làm được điều đó, việc kết nối hạ tầng, quy hoạch đô thị đồng bộ, toàn diện cần được đầu tư nghiêm túc, rốt ráo.
Ông Huỳnh Tấn Lộc, phó giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai, cho biết tỉnh đang tập trung vào hai trụ cột: phát triển hạ tầng giao thông hiện đại và chuyển đổi số.
Hàng loạt dự án trọng điểm đang được triển khai như cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Dầu Giây - Phan Thiết, Bến Lức - Long Thành, cùng các tuyến đường vành đai 3, 4 kết nối trực tiếp Long Thành với TP.HCM.
Ngoài đường bộ, tỉnh đầu tư phát triển hệ thống logistics chiến lược, gồm các cảng cạn ICD và trung tâm logistics thông minh phục vụ sân bay. Đồng thời, đang định hướng xây dựng khu đô thị thương mại tự do hơn 8.000ha làm vùng lõi cho "thành phố sân bay Long Thành".
Theo các chuyên gia, giữa năm 2026 - khi sân bay Long Thành được đưa vào vận hành sẽ cần đến gần 14.000 lao động từ phổ thông đến đại học, trên đại học sẽ đẩy mạnh nhu cầu đô thị hóa gắn với phát triển nhà ở phục vụ đội ngũ cán bộ làm việc tại sân bay, người lao động, cùng các dịch vụ khách sạn, lưu trú.
Để đón đầu "làn sóng" này, bà Nguyễn Thị Vân Khanh - giám đốc khối thương mại Việt Nam, Gamuda Land - cho biết công ty đã sở hữu quỹ đất chiến lược tại Đồng Nai, ngay vị trí tâm điểm đầu tư hạ tầng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Dự án Spring Ville là khu đô thị tích hợp kiểu mẫu với quy mô 18,2ha tại Nhơn Trạch, ở giữa một bên là Khu công nghiệp Nhơn Trạch, một bên là khu thương mại tự do quy mô 8.300ha và thành phố sân bay Long Thành.
Vị trí này là tâm điểm đầu tư hạ tầng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các tuyến đường chiến lược như vành đai 3, cầu Nhơn Trạch, cầu Phước An, cầu Cát Lái, và tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành. Spring Ville sẽ mở bán vào ngày 5-7.

Vị trí chiến lược của dự án Springville
"Là tập đoàn có kinh nghiệm phát triển hạ tầng đô thị lớn tại Malaysia, đặc biệt trong việc phát triển các dự án metro, khi sang Việt Nam, chúng tôi mang theo kinh nghiệm nghiên cứu, phát triển hạ tầng, quỹ đất và xây dựng các khu đô thị phát triển bền vững, đồng bộ với hạ tầng vùng", bà Khanh nhấn mạnh.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận