27/07/2025 11:24 GMT+7

Luật sư kiến nghị giám đốc thẩm vụ tranh chấp nhãn hiệu nhựa Bình Minh

Luật sư của Công ty CP nhựa Bình Minh vừa gửi kiến nghị giám đốc thẩm, đề nghị xem xét lại toàn bộ bản án phúc thẩm vụ tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ giữa Công ty CP nhựa Bình Minh và Công ty CP nhựa Bình Minh Việt.

Luật sư kiến nghị giám đốc thẩm vụ tranh chấp nhãn hiệu nhựa Bình Minh - Ảnh 1.

Logo nhựa Bình Minh (trái) và nhựa Bình Minh Việt (phải) - Ảnh: T.L

Luật sư Trương Anh Tú (bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty CP nhựa Bình Minh) vừa gửi kiến nghị giám đốc thẩm đến viện trưởng Viện KSND tối cao và chánh án TAND tối cao, đề nghị xem xét lại toàn bộ bản án phúc thẩm liên quan đến vụ tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ giữa Công ty CP nhựa Bình Minh và Công ty CP nhựa Bình Minh Việt.

Luật sư: "Không thể xem nhẹ chức năng định danh của thương hiệu lâu đời"

Theo luật sư Tú, Nhựa Bình Minh là một trong những thương hiệu uy tín hàng đầu Việt Nam, đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ cho các nhãn hiệu "Bình Minh", "BM Plasco" từ năm 1993, và sử dụng liên tục, rộng rãi trên toàn quốc trong hơn 30 năm qua.

Năm 2023, doanh nghiệp phát hiện Công ty CP Nhựa Bình Minh Việt sử dụng dấu hiệu "Nhựa Bình Minh Việt" trong hoạt động kinh doanh - có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc thương mại. Trên cơ sở đó, nguyên đơn khởi kiện, yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Tuy nhiên cả hai cấp xét xử đều bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện, với nhận định rằng dấu hiệu bị khiếu kiện "không tương tự gây nhầm lẫn", do có sự khác biệt về logo và cách thể hiện.

Trong kiến nghị giám đốc thẩm, luật sư Tú cho rằng bản án sơ và phúc thẩm đã đánh đồng "logo" với "nhãn hiệu" là sai sót cơ bản, làm lệch tiêu chí so sánh - trong khi nhãn hiệu được bảo hộ không chỉ ở hình thức mà còn ở yếu tố định danh.

Bản án đã bỏ qua tiêu chuẩn người tiêu dùng trung bình - tiêu chí nền tảng trong đánh giá khả năng gây nhầm lẫn theo pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế. 

Không vận dụng nguyên tắc "suy đoán có lợi cho chủ thể sở hữu hợp pháp" - một nguyên lý được công nhận trong các hiệp định quốc tế như TRIPS, CPTPP, EVFTA - mà Việt Nam đã nội luật hóa. 

Không đánh giá đúng tác động cạnh tranh không lành mạnh, khi một doanh nghiệp mới sử dụng tên gọi gần giống với thương hiệu đã được xây dựng hàng chục năm, dễ tạo sự nhập nhằng về nguồn gốc thương mại.

Từ đó luật sư Tú kiến nghị sửa bản án phúc thẩm, hoặc hủy hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm để xét xử lại.

"Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, sự dễ dãi trong đánh giá khả năng xâm phạm nhãn hiệu có thể khiến tài sản thương hiệu trở nên mong manh, làm nản lòng những nhà đầu tư" - kiến nghị nêu.

Tòa: Bình Minh - Bình Minh Việt không tương tự đến mức gây nhầm lẫn

Trước đó, xét xử phúc thẩm, TAND cấp cao tại TP.HCM cho rằng Công ty Bình Minh là chủ sở hữu đối với nhãn hiệu BM, Binh Minh. Công ty nhựa Bình Minh Việt được cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho logo BVM nhựa Bình Minh Việt, dưới hình thức tác phẩm mỹ thuật ứng dụng ngày 28-1-2022. 

Đại diện Công ty Bình Minh Việt nộp đơn xin đăng ký nhãn hiệu BVM, nhựa Bình Minh Việt và được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận đơn hợp lệ ngày 12-7-2023.

Bình Minh Việt có logo là BVM, Plastic, Ống nhựa của người Việt đã được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu hợp lệ ngày 12-7-2023. Bình Minh có logo BM, Plasco, Nhựa Bình Minh.

Về nhãn hàng in trên ống nhựa của Bình Minh Việt tại quận 7. Nhãn hàng in trên ống nhựa của Bình Minh tại Khu công nghiệp Vĩnh Lập 2. Đối chiếu logo và nhãn hàng in trên ống nhựa của nguyên đơn và bị đơn hoàn toàn khác nhau, không trùng lắp nhau.

Theo tòa phúc thẩm, logo in trên ống nhựa của hai bên đều có dấu hiệu BÌNH MINH, nhưng logo, nhãn hàng, kích thước, kiểu chữ, nguồn gốc hàng hóa hoàn toàn khác nhau, không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

Tại phiên tòa, người đại diện của nguyên đơn xác nhận các nguồn sản phẩm, tài liệu nguyên đơn cung cấp và lấy từ kết luận xử lý của Cục Quản lý thị trường tỉnh Long An giám định. 

Trong đó người đại diện của bị đơn cho rằng ống nhựa bị Cục Quản lý thị trường bắt giữ và xử phạt tại tỉnh Long An là 50 ống nhựa, bị đơn sản xuất đầu tiên để tham khảo thị trường.

Khi phát hiện sản phẩm có ảnh hưởng đến đối tác cùng sản xuất nên bị đơn đã thông báo thu hồi. Vì nhãn hiệu in trên ống nhựa bị xử phạt không phải là những ống nhựa có nhãn hiệu đang tranh chấp, do đó một trong những nguồn giám định không đúng với nhãn hiệu hiện nay, nên các kết luận giám định chưa đủ cơ sở để làm chứng cứ giải quyết vụ án.

Mặt khác nguyên đơn đã rút yêu cầu khởi kiện mà tòa án cấp sơ thẩm đã đình chỉ giải quyết, đối với yêu cầu khởi kiện về tên Công ty cổ phần nhựa Bình Minh Việt.

Đồng thời Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ đã xác định nhãn hiệu đăng ký của bị đơn không tương tự đến mức gây nhầm lẫn về bố cục, cách thể hiện với nhãn hiệu của nguyên đơn nên tên riêng của Công ty cổ phần nhựa Bình Minh Việt, và nhãn hiệu in trên sản phẩm của Công ty cổ phần nhựa Bình Minh Việt không tương tự đến mức gây nhầm lẫn về bố cục, cách thể hiện của Công ty cổ phần nhựa Bình Minh.

Luật sư kiến nghị giám đốc thẩm vụ tranh chấp nhãn hiệu nhựa Bình Minh- Ảnh 2.Tòa án: 'Nhựa Bình Minh và Bình Minh Việt không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng'

Ngày 25-4, TAND cấp cao tại TP.HCM đã tuyên bác đơn kháng cáo của nguyên đơn Công ty CP nhựa Bình Minh. Tòa cho rằng tuy hai bên đều có dấu hiệu Bình Minh nhưng logo, nhãn hàng khác nhau nên không gây nhầm lẫn.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp