22/05/2025 11:39 GMT+7

Mua phải sản phẩm giảm cân chứa chất cấm nguy hại thế nào?

Mong muốn giảm cân nhanh, không ít chị em rơi vào "bẫy" thực phẩm chức năng giảm cân được quảng cáo rầm rộ trên mạng. Điều đáng lo là nhiều sản phẩm trong số đó chứa chất cấm gây hại cho sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng.

chất cấm - Ảnh 1.

Sản phẩm Detox Táo giảm cân chứa chất cấm đã bị thu hồi - Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Tổn thương não vì giảm cân

Sau sinh, nhiều phụ nữ phải đối mặt với tình trạng tích mỡ ở bụng, đùi, lưng, khiến vóc dáng thay đổi, tâm lý tự ti. Thiếu thời gian tập luyện, ăn uống chưa hợp lý, nhiều người tìm đến thực phẩm hỗ trợ giảm cân như "cứu cánh" giúp lấy lại dáng nhanh chóng.

Trên mạng xã hội, không khó để bắt gặp những sản phẩm được gắn mác "detox", "giảm cân nhanh", "giảm mỡ bụng trong 7 ngày"… được bán tràn lan, đi kèm cam kết không cần ăn kiêng, không cần tập luyện.

Tuy nhiên ẩn sau những lời quảng cáo có cánh là những nguy cơ sức khỏe rất thật. Thời gian qua, Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận nhiều ca bệnh nặng liên quan đến việc sử dụng thực phẩm chức năng giảm cân chứa sibutramine - một chất bị cấm lưu hành tại Việt Nam từ hơn một thập niên trước.

Trường hợp điển hình là bệnh nhân 27 tuổi (ở Thanh Hóa) được chuyển đến cấp cứu tại Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) trong tình trạng mẩn ngứa, sưng phù, giảm thị lực, suy thận và thay đổi về nhận thức, tinh thần.

Các xét nghiệm, chụp chiếu cho thấy bệnh nhân bị tổn thương não nặng cả 2 bên, tắc động mạch mắt 2 bên dẫn đến mất khả năng nhìn, thận ngừng hoạt động phải điều trị lọc máu thường xuyên và nhiều vấn đề khác trong cơ thể.

Cô gái này đã sử dụng thực phẩm chức năng giảm cân có tên là "Cốt bí xanh Detox vip X7", dạng bột, hòa tan trong nước, uống như trà và được quảng cáo là hỗ trợ giảm béo tiêu mỡ.

Mẫu sản phẩm bệnh nhân sử dụng được gửi xét nghiệm tại Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia cho thấy có chứa chất sibutramine. Đây là chất cấm rất có hại cho sức khỏe, làm trầm trọng thêm hoặc ít nhất gây ra một phần tổn thương trong cơ thể, hoặc làm nặng thêm bệnh nền của người bệnh.

Một trường hợp khác là cô gái 21 tuổi (Hà Nội) cũng nhập viện do nhiễm độc chất sibutramine, tổn thương não nặng do uống thuốc, thực phẩm chức năng giảm cân không rõ nguồn gốc mua trên TikTok.

Theo quan sát, lọ thuốc giảm cân của bệnh nhân sử dụng có chữ tiếng nước ngoài, không có nhãn phụ tiếng Việt. Trên lọ thuốc có nội dung "7 ngày giảm 7kg" bằng tiếng Anh.

Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đã gửi mẫu thuốc bệnh nhân uống cho Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia để kiểm tra. Kết quả xét nghiệm cho thấy trong thuốc giảm cân có thành phần sibutramine.

Mua phải sản phẩm giảm cân chứa chất cấm nguy hại thế nào? - Ảnh 2.

Sản phẩm giảm cân "7 ngày giảm 7kg" được xác định có chất cấm - Ảnh: BVCC

Những chất cấm ẩn sau công dụng thần kỳ

Theo TS Nguyễn Trung Nguyên, giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, sibutramine từng được sử dụng như thuốc điều trị béo phì. 

Sau nhiều trường hợp ngộ độc và tử vong do dùng thuốc giảm cân chứa hoạt chất này, nhiều nước trên thế giới đã cấm lưu hành, trong đó có Việt Nam từ năm 2010.

"Sibutramine có cấu trúc gần giống ma túy amphetamine, gây ức chế cảm giác thèm ăn nhưng đồng thời làm tăng nguy cơ co giật, tổn thương não, đột quỵ, rối loạn tim mạch", bác sĩ Nguyên cảnh báo.

Ngoài sibutramine, phenolphtalein cũng là một chất cấm từng phát hiện trong sản phẩm giảm cân tại Việt Nam như Cafe Hoàng Gia, Feo Dứa, Mộc Slim… Chất này gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gan, thận, thậm chí có nguy cơ ung thư nếu sử dụng lâu dài.

Mặc dù đã có quy định chặt chẽ, song các sản phẩm chứa sibutramine vẫn dễ dàng mua được trên mạng với nhiều tên gọi khác nhau như kẹo giảm cân, trà giảm cân, cafe detox…

Theo Cục An toàn thực phẩm, người tiêu dùng cần cảnh giác với các sản phẩm không rõ nguồn gốc, không có số công bố sản phẩm, đặc biệt là những loại cam kết giảm cân cấp tốc.

Giảm cân đúng cách cần kiên trì và khoa học

Các bác sĩ khuyến cáo giảm cân cần có lộ trình, sự kiên nhẫn và phương pháp khoa học. Việc sử dụng thuốc điều trị béo phì chỉ được áp dụng trong những trường hợp đặc biệt, có chỉ định của bác sĩ.

Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn điều trị béo phì, trong đó nhấn mạnh việc điều trị cần được cá nhân hóa, theo dõi lâu dài như với bệnh mạn tính.

"Thực phẩm chức năng không phải thuốc chữa bệnh. Người dân tuyệt đối không nên tự ý mua uống theo lời quảng cáo. Hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn chính xác, an toàn và hiệu quả", bác sĩ Nguyễn Huy Tiến, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, cảnh báo.

Sản phẩm giảm cân chứa chất cấm, nguy hại thế nào? - Ảnh 3.Sau ồn ào, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM sẽ kiểm tra sản phẩm giảm cân của DJ Ngân 98

Chiều 20-5, đại diện Sở An toàn thực phẩm TP.HCM cho biết sẽ kiểm tra sản phẩm giảm cân của người bán nổi tiếng trên mạng xã hội là Ngân 98, sau ồn ào thời gian gần đây.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp