23/05/2025 16:13 GMT+7

Ngăn chặn hoạt động của Telegram tại Việt Nam do có dấu hiệu vi phạm pháp luật

Cơ quan công an phát hiện trong tổng số 9.600 kênh, nhóm Telegram tại Việt Nam, có tới 68% kênh, nhóm xấu độc. Nhiều hội, nhóm do các đối tượng chống đối, phản động lập ra. Xảy ra nhiều vụ lừa đảo, rao bán dữ liệu người dùng, ma túy...

Ngăn chặn hoạt động của Telegram tại Việt Nam do có dấu hiệu vi phạm pháp luật - Ảnh 1.

Cục Viễn thông yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông khẩn trương thực hiện các biện pháp ngăn chặn hoạt động của ứng dụng Telegram, báo cáo phương án và kết quả thực hiện về cục trước ngày 2-6-2025 - Ảnh: REUTERS

Cục Viễn thông (Bộ Khoa học và Công nghệ) vừa có văn bản về việc ngăn chặn hoạt động của dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Cục Viễn thông yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông khẩn trương thực hiện các biện pháp ngăn chặn, báo cáo phương án và kết quả thực hiện về cục trước ngày 2-6-2025.

Trước đó, Cục Viễn thông nhận được văn bản của Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) về việc phối hợp ngăn chặn hoạt động của Telegram tại Việt Nam.

Cơ quan công an thông tin về các vi phạm pháp luật liên quan đến ứng dụng Telegram với 68% kênh, nhóm xấu độc trong tổng số 9.600 kênh, nhóm Telegram tại Việt Nam. 

Nhiều hội, nhóm với hàng chục nghìn đối tượng tham gia, do các đối tượng chống đối, phản động tạo lập, phát tán tài liệu chống phá, xảy ra nhiều vụ việc liên quan đến lừa đảo, rao bán dữ liệu người dùng, ma túy; có trường hợp nghi vấn liên quan đến khủng bố...

Theo quy định tại nghị định 147/2024/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, Telegram cung cấp thông tin xuyên biên giới cho người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam; 

Phải có trách nhiệm thông báo thông tin liên hệ cho cơ quan quản lý; kiểm tra giám sát, loại bỏ, ngăn chặn thông tin, dịch vụ, ứng dụng vi phạm pháp luật liên quan khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền như Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao hay Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử.

Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài cung cấp thông tin xuyên biên giới vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam, không hợp tác với cơ quan có thẩm quyền trong việc xử lý thông tin vi phạm pháp luật, thì các cơ quan chức năng của Việt Nam triển khai các biện pháp kỹ thuật để "ngăn chặn những hành vi lợi dụng Internet gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục và vi phạm quy định của pháp luật; áp dụng các biện pháp bảo vệ trẻ em, thanh thiếu niên khỏi tác động tiêu cực của Internet".

Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm công nghệ cao đã đề nghị Cục Viễn thông chỉ đạo các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet tiến hành các biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn hoạt động Telegram tại Việt Nam.

Việc lợi dụng hoạt động viễn thông thực hiện các hành vi chống phá, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự xã hội là hành vi bị nghiêm cấm tại khoản 1 điều 9 Luật Viễn thông, khi đó doanh nghiệp viễn thông có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp ngăn chặn dịch vụ (điểm đ khoản 2 điều 13 Luật Viễn thông).

Bên cạnh đó, căn cứ theo pháp luật về viễn thông, từ ngày 1-1-2025 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet phải thực hiện thủ tục thông báo cung cấp dịch vụ viễn thông. Tuy nhiên Telegram không chấp hành quy định. 

Việc cung cấp dịch vụ viễn thông khi chưa được phép là hành vi bị nghiêm cấm theo khoản 4 điều 9 Luật Viễn thông; với các vi phạm điều 9 Luật Viễn thông, khi đó doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm triển khai các giải pháp, biện pháp để ngăn chặn theo điểm c khoản 1 điều 79 nghị định 163/2024/NĐ-CP.

Telegram Messenger là một dịch vụ nhắn tin tức thời miễn phí, đa nền tảng, mã hóa. Ứng dụng này cũng cung cấp các cuộc trò chuyện được mã hóa đầu cuối, thường được gọi là trò chuyện bí mật và gọi điện video, VoIP, chia sẻ tệp và một số tính năng khác. 

Theo thống kê vào đầu năm 2024, ứng dụng Telegram đã thu hút hơn 900 triệu người dùng, nằm trong top 5 ứng dụng được tải xuống nhiều nhất toàn cầu. Việt Nam nằm trong top 10 thị trường ưa chuộng ứng dụng này, với 12 triệu lượt tải năm 2022.

Ngăn chặn hoạt động của ứng dụng Telegram do có dấu hiệu vi phạm pháp luật - Ảnh 3.Telegram sẽ cung cấp địa chỉ IP, số điện thoại người dùng vi phạm cho chính quyền

Ngày 23-9, đồng sáng lập dịch vụ nhắn tin được mã hóa Telegram, ông Pavel Durov, cho biết dịch vụ này có thể cung cấp địa chỉ IP và số điện thoại của người dùng theo yêu cầu hợp lý từ chính quyền.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp