Ông Trump đối mặt làn sóng kiện tụng về thuế quan khắp các bang và doanh nghiệp

Gần 4 tuần sau khi khơi mào cuộc chiến thương mại toàn cầu, ông Trump đang đối mặt làn sóng kiện tụng từ các quan chức bang, doanh nghiệp nhỏ, thậm chí những nhóm chính trị từng là đồng minh.

Ông Trump đối mặt làn sóng kiện tụng về thuế quan khắp các bang và doanh nghiệp - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tại phòng Bầu dục ở Nhà Trắng ngày 23-4 - Ảnh: REUTERS

Tất cả đều cho rằng Tổng thống Donald Trump không thể vượt mặt Quốc hội Mỹ để tự ý áp các mức thuế lên hầu như mọi mặt hàng nhập khẩu, theo báo New York Times ngày 27-4.

Danh sách đang dài thêm

Không đơn kiện nào được đệ trình trong tháng này nhận được sự ủng hộ từ các nhóm vận động hành lang cho doanh nghiệp lớn, mặc dù nhiều tổ chức - gồm cả Phòng Thương mại Mỹ và tổ chức Bàn tròn doanh nghiệp - đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ các mức thuế của Tổng thống Trump.

Phòng Thương mại Mỹ từng cân nhắc việc khởi kiện, nhưng cuối cùng quyết định rằng đó "không phải là lựa chọn tốt nhất vào thời điểm này", theo lời ông Neil Bradley, phó chủ tịch điều hành của tổ chức.

Thay vào đó, cuộc chiến pháp lý đang được giao lại cho một danh sách nguyên đơn lẻ tẻ nhưng ngày một tăng lên.

Trong số này có ông Rick Woldenberg - giám đốc điều hành của Learning Resources, công ty sản xuất đồ chơi giáo dục có trụ sở tại Vernon Hills, bang Illinois, nộp đơn kiện tuần trước.

Trong một cuộc phỏng vấn, ông cho biết các mức thuế quan gây tốn kém đến mức ông "không còn gì để mất" khi khởi kiện.

"Tôi sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình để giữ cho công ty ổn định, nhưng chúng tôi đang gặp khó khăn", ông chia sẻ.

Gần đây một nhóm gồm hơn chục tổng chưởng lý Đảng Dân chủ từ các bang như Colorado, New York và Oregon cũng đã yêu cầu thẩm phán liên bang chặn nhiều mức thuế của ông Trump, với lý do chúng đã "làm đảo lộn trật tự Hiến pháp và gây hỗn loạn cho nền kinh tế Mỹ".

Bang California cũng đã kiện trong tháng này, cho rằng các chính sách của Tổng thống Trump gây tổn hại cho nền kinh tế và ngân sách của bang.

thuế quan - Ảnh 2.

Các container tại cảng Oakland, bang California, Mỹ hôm 10-4 - Ảnh: REUTERS

Xoay quanh Đạo luật Quyền lực kinh tế khẩn cấp quốc tế

Trọng tâm của cuộc tranh cãi pháp lý là một đạo luật từ thập niên 1970 - Đạo luật Quyền lực kinh tế khẩn cấp quốc tế (International Emergency Economic Powers Act - IEEPA), cho phép tổng thống Mỹ ra lệnh cấm vận thương mại, áp đặt các lệnh trừng phạt và hạn chế đầu tư nước ngoài để ngăn chặn các đối thủ ở nước ngoài.

Ông Trump đã viện dẫn luật này để áp dụng các mức thuế ban đầu đối với hàng hóa Trung Quốc mà ông mô tả là nỗ lực nhằm ngừng dòng chảy fentanyl vào Mỹ.

Ông cũng đã sử dụng những quyền hạn đó để áp mức thuế 10% đối với hàng hóa từ gần như mọi quốc gia, và biện minh cho cái gọi là "thuế quan đối ứng", theo đó áp các mức thuế cao hơn đối với các quốc gia/vùng lãnh thổ, gồm cả đồng minh của Mỹ. Đối với bằng chứng để tuyên bố tình trạng khẩn cấp, ông Trump chủ yếu chỉ ra thâm hụt thương mại.

Chưa có tổng thống nào trước ông Trump từng áp dụng thuế nhập khẩu như vậy theo đạo luật khẩn cấp trên, trong khi luật này không hề đề cập đến từ "thuế quan" (tariff). Sự thiếu sót đó đã tạo nền tảng cho một loạt cuộc đối đầu pháp lý quan trọng, một phần tập trung vào việc liệu luật này có thực sự trao quyền cho tổng thống làm như vậy hay không.

Đơn kiện mới nhất đã được gửi vào hôm 24-4 bởi Quỹ pháp lý Thái Bình Dương (Pacific Legal Foundation), một nhóm có liên quan đến nhà tài trợ bảo thủ Charles Koch.

Thay mặt một công ty sản xuất quần áo, một nhà thiết kế trò chơi bàn cờ (board game) và các doanh nghiệp nhỏ khác đã chỉ trích ông Trump vì áp dụng mức thuế 145% đối với hàng hóa Trung Quốc, mà theo họ là "bất hợp pháp và vi hiến", khiến các doanh nghiệp Mỹ phải trả giá cao hơn.

Jamey Stegmaier, đồng sáng lập Stonemaier Games và là nguyên đơn trong vụ kiện, cho biết công ty của ông có hơn 250.000 trò chơi bàn cờ và các sản phẩm khác đang chờ nhập khẩu, nhưng không thể dễ dàng nhập từ Trung Quốc, trừ khi họ sẵn sàng trả "một khoản thuế lên tới khoảng 1,5 triệu USD".

Ông Trump nói gì về thuế quan?

Ông Trump giải thích ông áp các mức thuế quan cao nhằm thu về hàng tỉ USD, khuyến khích sản xuất bên trong nước Mỹ và buộc các đối tác thương mại của Mỹ phải nhượng bộ, gồm cả việc giảm thuế quan đối với hàng hóa Mỹ.

Những vụ kiện trên diễn ra trong bối cảnh thuế quan đã khiến các thị trường tài chính chao đảo và đẩy nước Mỹ tới bờ vực suy thoái. Chúng sẽ là phép thử đối với tuyên bố của ông Trump về quyền lực tổng thống.

Đồng thời chúng cũng cho thấy thế khó xử của các đối thủ của ông khi phải cân nhắc có nên phản kháng - và chấp nhận rủi ro bị trả đũa - hay không.

Ông Trump đối mặt làn sóng kiện tụng về thuế quan từ các bang và danh nghiệp - Ảnh 2.Ông Trump xoa dịu Trung Quốc, muốn có 'thỏa thuận công bằng' về thuế

Tổng thống Trump nói chính quyền của ông kỳ vọng sẽ đạt được một 'thỏa thuận công bằng' về thương mại với Trung Quốc.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp