10/05/2025 08:11 GMT+7

'Phép màu' của cặp vợ chồng hai lần mất con vì cùng mang gene bệnh thalassemia

Cùng mang gene bệnh thalassemia (tan máu bẩm sinh thể lặn), cặp vợ chồng ở Hòa Bình đã hai lần mất con vì 'tiên lượng xấu'.

'Phép màu' của cặp vợ chồng hai lần mất con vì cùng mang gene bệnh thalassemia - Ảnh 1.

TS.BS Bùi Thị Phương Hoa, trưởng phòng nghiên cứu khoa học và đào tạo - bác sĩ di truyền, tư vấn cho bệnh nhân - Ảnh: BVCC

Hai lần mang thai, hai lần đau đớn rời xa con

Vợ chồng chị Bùi Thị Quyên và anh Bùi Văn Đông (Hòa Bình) biết mình cùng mang gene bệnh thalassemia (tan máu bẩm sinh thể lặn) ngay từ trước khi cưới. 

Họ được bác sĩ tư vấn rằng mỗi lần mang thai, có 25% nguy cơ con sinh ra mắc bệnh thể nặng, 50% khả năng con mang gene và chỉ 25% cơ hội con hoàn toàn khỏe mạnh.

Vì điều kiện kinh tế khó khăn (chị Quyên là giáo viên mầm non, anh Đông làm nghề tự do), hai vợ chồng không thể nghĩ tới thụ tinh trong ống nghiệm kết hợp xét nghiệm phôi. Họ lựa chọn đặt niềm tin vào "may mắn" và mang thai tự nhiên. Nhưng may mắn không mỉm cười.

Lần đầu, thai nhi được chẩn đoán tiên lượng xấu do mắc thể nặng thalassemia, buộc chị phải dừng thai ở tuần thứ 20. Lần mang thai thứ hai vào năm 2019, chị một lần nữa mất con ở tuần thai thứ 21.

Hai lần mang thai, hai lần đau đớn rời xa con, đẩy người phụ nữ nhỏ bé vào cuộc khủng hoảng tâm lý kéo dài.

TS Bùi Thị Phương Hoa, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, cho biết với các cặp vợ chồng cùng mang gene bệnh đơn gene như thalassemia, phương pháp IVF kết hợp xét nghiệm phôi (PGT-M) giúp sàng lọc và chọn lọc phôi khỏe mạnh, giảm nguy cơ sinh con mắc bệnh.

Tuy nhiên chi phí cho phương pháp này lên đến hàng trăm triệu đồng - một con số nằm ngoài khả năng của nhiều cặp vợ chồng ở vùng nông thôn như anh chị Quyên.

"Ngày ấy, lương giáo viên của mình chỉ hơn 4 triệu, chồng làm nghề tự do không ổn định. Hai lần mất con khiến cả hai gần như gục ngã. Bố mẹ hai bên từng khuyên nên nhận con nuôi, nhưng lòng mình vẫn luôn đau đáu mong muốn được tự mang thai, được nghe tiếng con khóc chào đời…" - chị Quyên chia sẻ.

Thành quả của tình yêu và nghị lực

thalassemia - Ảnh 2.

Gia đình chị Quyên hạnh phúc đón con gái chào đời sau 7 năm chờ đợi - Ảnh: NVCC

Ánh sáng le lói xuất hiện khi chị Quyên tình cờ đọc được thông tin về Tuần lễ vàng Ươm mầm hạnh phúc của Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, chương trình hỗ trợ miễn phí chi phí xét nghiệm phôi cho một số cặp vợ chồng mang gene bệnh lý di truyền.

Tháng 7-2022, anh Đông và chị Quyên vỡ òa khi nhận được thông báo là một trong 20 cặp đôi được hỗ trợ toàn bộ chi phí xét nghiệm phôi. "Cảm giác như được cầm tấm vé quay lại hành trình làm cha mẹ, nhưng lần này là với hy vọng thật sự".

Nhờ IVF, vợ chồng chị tạo được 12 phôi, trong đó 5 phôi được xác định là không mang gene bệnh. Tháng 10-2023, một phôi khỏe mạnh được chuyển vào tử cung chị Quyên. Mười ngày sau, chiếc que thử thai hiện hai vạch và nước mắt lại rơi, nhưng lần này là nước mắt hạnh phúc.

Suốt 9 tháng mang thai, chị Quyên trải qua từng tuần trong niềm vui xen lẫn hồi hộp. Và rồi tháng 7-2024, bé Gạo cất tiếng khóc chào đời.

Hạnh phúc vỡ òa sau 7 năm chờ đời. Chị Quyên nói: "Nếu có ai từng đau như mình, chỉ muốn nhắn họ một điều: đừng từ bỏ. Có những phép màu không tự đến, nhưng khoa học và niềm tin có thể giúp ta chạm được vào điều kỳ diệu ấy".

Hơn 10 triệu người Việt mang gene thalassemia

Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức vào ngày 8-5 hằng năm, nhằm giúp những người mắc bệnh có thể sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và có chất lượng cuộc sống tốt hơn thông qua chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin.

Theo thống kê của Viện Huyết học - Truyền máu trung ương, tại Việt Nam hiện có hơn 10 triệu người mang gene thalassemia. Mỗi năm, hàng nghìn trẻ em sinh ra mắc bệnh ở thể nặng - phải truyền máu suốt đời, điều trị tốn kém và chịu nhiều thiệt thòi về chất lượng sống.

Thalassemia là bệnh chưa thể chữa khỏi, nhưng có thể tiến hành các biện pháp phòng bệnh để hạn chế tỉ lệ trẻ sinh ra bị bệnh và mang gene bệnh hằng năm, từ đó giảm gánh nặng cho xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng giống nòi.

Cặp vợ chồng hai lần mất con vì cùng mang gen bệnh - Ảnh 3.Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh nhờ ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công kỹ thuật ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc bệnh tan máu bẩm sinh.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp