11/05/2025 09:00 GMT+7

Quá trình hình thành thần tốc trận mưa hiếm 230mm sáng 10-5

Chiều đến khuya 9-5, bầu trời TP.HCM và lân cận vẫn trong xanh nhưng sau đó nhanh chóng chuyển xấu, mây dông phát triển nhanh và trận mưa trút xuống dữ dội.

Quá trình hình thành thần tốc trận mưa hiếm 230mm sáng 10-5 - Ảnh 1.

Những trận mưa đầu mùa thường diễn ra nhanh với cường độ mưa lớn do khí quyển còn bất ổn - Ảnh minh họa: CHÂU TUẤN

Đài khí tượng thủy văn Nam Bộ và Tây Nguyên cho biết theo số liệu quan trắc, trong năm 2018, tại TP.HCM từng có trận mưa có vũ lượng tới 400mm nhưng khi đó bị ảnh hưởng bởi cơn bão Usagi. Đây là lượng mưa trong 24 giờ.

Trận mưa hiếm 230mm sáng 10-5 hình thành thần tốc do đâu?

Còn trong giai đoạn mùa mưa bình thường, vào năm 2016 có trận mưa vũ lượng 176mm. Chuỗi số liệu từ năm 1978 đến nay chưa từng ghi nhận trận mưa nào lớn mức 230mm trong vòng 24 giờ như trận mưa ngày 10-5.

Thậm chí lượng mưa 229,4mm đo được tại Củ Chi đạt được chỉ trong vài giờ là rất hiếm.

Tới 10h ngày 10-5, trời miền Nam và TP.HCM vẫn mưa rả rích, có nơi mưa rất to. Số liệu ghi nhận lượng mưa tại Củ Chi đạt hơn 229,4mm, Đức Hòa 125mm, Bến Cát 112mm, La Ngà 152,2mm, Thủ Đức 114,mm, Dĩ An 100,8mm, Sở Sao 118,2mm, Phạm Văn Cội 113,8mm, Thuận An 108mm.

Trận mưa này hình thành thần tốc từ đêm đến rạng sáng 10-5.

Một vùng mây dông khổng lồ nhanh chóng bao phủ TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ, nhiều nơi mưa đạt trên 100mm. Những nơi ít hơn cũng đều trên 50mm.

Nguyên nhân chính gây ra trận mưa trên do sự xung đột của đới gió tây nam tầng thấp đẩy ẩm từ biển vào và rãnh thấp (rãnh thấp có trục gần song song với đường kinh độ Trái đất). 

Hai hình thế thời tiết tương tác nhau gây nhiễu động mạnh, mây dông phát triển dữ dội.

Vào ngày trước đó thời tiết TP.HCM rất nóng, tuy nhiệt độ cao nhất chỉ dao động 30-35 độ C nhưng không khí rất oi bức. Ngay khi ở trong nhà cũng cảm thấy khó chịu.

Phân tích của ông Lê Đình Quyết - Đài khí tượng thủy văn Nam Bộ và Tây Nguyên nhận định diễn biến những cơn mưa đầu mùa thông thường sẽ diễn ra nhanh, cường độ mạnh, lượng mưa lớn.

Bởi đầu mùa mưa hệ thống thời tiết chi phối còn hoạt động chưa ổn định. Giai đoạn này thường có sự tranh chấp giữa các khối không khí có bản chất đối lập nhau (không khí lạnh, gió tây nam, áp thấp nóng, áp cao tây Thái Bình Dương…) tạo nên bất ổn trong khí quyền.

Vì vậy trận mưa sáng 10-5 phản ảnh đúng với đặc trưng của những cơn mưa đầu mùa. Tuy nhiên mưa với tổng lượng mưa trên 100mm đến hơn 200mm như vậy là rất hiếm xảy ra.

trận mưa - Ảnh 2.

Quá trình hình thành mây dông gây ra trận mưa sáng 10-5 tại TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ - Ảnh: MÂY VỆ TINH

"Từ nay tới cuối tháng 5, các hệ thống thời tiết còn diễn biến phức tạp. Không khí có sự xáo trộn lớn khi nền nhiệt không khí còn khá cao. Một số ngày đầu giờ chiều nắng nóng vẫn xuất hiện, trong khi đó gió tây nam tầng thấp đã đang thiết lập và cường độ mạnh dần.

Những trận mưa 50-70mm thường xuyên hơn và thường kèm theo dông, sét, gió giật", ông Quyết nói.

Quá trình hình thành thần tốc trận mưa hiếm 230mm ngày 10-5  - Ảnh 2.'Cơn bão mini' do xung đột thời tiết gây mưa rất to ở TP.HCM và Đông Nam Bộ

Sáng nay TP.HCM, Nam Bộ hứng cơn mưa rất to, chỉ trong vài giờ lượng mưa có nơi đạt 225mm. Ảnh vệ tinh cho thấy mây dông cuồn cuộn như một 'cơn bão mini'.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp