Quảng Trị đề xuất điều chỉnh giờ tàu Bắc - Nam đáp ứng nhu cầu đi lại của công chức sau sáp nhập

Quảng Trị đề xuất điều chỉnh giờ tàu Bắc - Nam tại hai ga Đông Hà và Đồng Hới xuất phát lúc sáng sớm và chiều muộn, đáp ứng nhu cầu đi lại của gần 1.300 công chức sau sáp nhập tỉnh.

Quảng Trị đề xuất điều chỉnh giờ tàu Bắc - Nam đáp ứng nhu cầu đi lại của công chức sau sáp nhập - Ảnh 1.

Quảng Trị đề xuất điều chỉnh giờ tàu xuất phát tại hai ga Đông Hà và Đồng Hới phù hợp với giờ làm việc hành chính hàng ngày - Ảnh: HOÀNG TÁO

Ngày 1-5, UBND tỉnh Quảng Trị cho hay ông Lê Đức Tiến - phó chủ tịch UBND tỉnh - vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đề xuất một số nội dung quan trọng liên quan đến việc đi lại bằng đường sắt giữa Đông Hà và Đồng Hới (Quảng Bình).

Đề xuất nhằm đáp ứng nhu cầu di chuyển tăng cao của người dân, đặc biệt là cán bộ, công chức, viên chức sau khi hợp nhất Quảng Bình và Quảng Trị.

Theo UBND tỉnh Quảng Trị, sau khi hợp nhất hai tỉnh, TP Đồng Hới được chọn làm trung tâm chính trị - hành chính của tỉnh Quảng Trị mới.

Số lượng công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan cấp tỉnh của Quảng Trị tính đến ngày 31-3 là 2.676 người.

Dự kiến nhu cầu đi lại giữa hai thành phố Đông Hà và Đồng Hới của cán bộ, công chức… sẽ vào khoảng hơn 1.300 người, chiếm 50%, trong đó có nhu cầu đi lại bằng đường sắt. Khoảng cách giữa hai thành phố này khoảng 100km.

Để tạo thuận lợi, an toàn cho việc đi lại, UBND tỉnh Quảng Trị đề nghị Bộ Xây dựng và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam xem xét điều chỉnh khung giờ các chuyến tàu hiện có tuyến Đông Hà - Đồng Hới và ngược lại. 

Cụ thể chiều từ Đông Hà đi Đồng Hới dự kiến xuất phát khoảng 5h45 đến 6h, và chiều từ Đồng Hới đi Đông Hà dự kiến xuất phát khoảng 18h đến 18h15 hàng ngày.

Khung giờ này nhằm đảm bảo thời gian thực thi công vụ theo giờ hành chính.

Cùng với việc điều chỉnh giờ tàu, UBND tỉnh Quảng Trị cũng đề nghị Bộ Xây dựng xem xét, đồng ý chủ trương để tỉnh nghiên cứu kêu gọi đầu tư xây dựng mới một đôi tàu đường sắt khai thác tuyến Đông Hà - Đồng Hới theo hình thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng BOO (xây dựng - sở hữu - vận hành).

Mục tiêu đôi tàu này nhằm tăng cường kết nối vùng Bắc Trung Bộ, thúc đẩy phát triển du lịch, thu hút đầu tư trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây và đáp ứng nhu cầu đi lại lâu dài, an toàn cho người dân và cán bộ. Đôi tàu tốc độ cao này sẽ khai thác trên kết cấu hạ tầng đường sắt sẵn có.

Tỉnh Quảng Trị cũng giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh chủ trì, phối hợp nghiên cứu, lập hồ sơ đề xuất dự án đầu tư khai thác đôi tàu tốc độ cao tuyến Đông Hà - Đồng Hới theo hình thức PPP, hoàn thành trước ngày 31-5.

Dự kiến tỉnh Quảng Trị mới có diện tích tự nhiên 12.700km2, dân số 1,8 triệu người, có 78 đơn vị hành chính cấp xã. Trung tâm chính trị - hành chính mới của tỉnh Quảng Trị sau hợp nhất đặt tại tỉnh Quảng Bình.

Quảng Trị đề xuất điều chỉnh giờ tàu Bắc - Nam phù hợp giờ làm việc hành chính sau sáp nhập tỉnh - Ảnh 4.Sáp nhập Quảng Trị - Quảng Bình: 79 trụ sở dôi dư sẽ được xử lý thế nào?

Dự kiến có tổng số 79 trụ sở dôi dư sau khi 2 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị sáp nhập thành tỉnh Quảng Trị mới. Tỉnh sẽ xử lý như thế nào với số trụ sở dư này?

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp