05/07/2025 05:40 GMT+7

Quy định chụp ảnh trong Luật Công chứng 2024: Ngược chủ trương số hóa, tăng chi phí của dân

Điều 50 Luật Công chứng 2024 (có hiệu lực từ ngày 1-7-2025) và điều 46 nghị định 104/2025/NĐ-CP đã quy định bắt buộc chụp ảnh công chứng viên và người ký văn bản công chứng.

luật công chứng - Ảnh 1.

Từ 1-7-2025 các hồ sơ công chứng phải có ảnh chụp người yêu cầu công chứng và công chứng viên - Ảnh minh họa

Mặc dù mục tiêu của quy định này là tăng cường tính minh bạch và an toàn pháp lý, nhưng nó cũng đặt ra nhiều vấn đề đáng lo ngại - từ quyền riêng tư, quyền bảo vệ dữ liệu cá nhân, chi phí phát sinh, đến tính khả thi trong thực tiễn.

Xâm phạm quyền riêng tư của người dân

Một trong những vấn đề nổi cộm nhất của quy định chụp ảnh là nguy cơ xâm phạm quyền riêng tư - một nguyên tắc quan trọng trong xã hội văn minh, hiện đại. Việc buộc người yêu cầu công chứng phải chụp ảnh trong quá trình ký văn bản có thể khiến nhiều người cảm thấy không thoải mái, đặc biệt những hình ảnh cá nhân này là một bộ phận không thể thiếu trong hồ sơ lưu công chứng theo quy định tại khoản 1, điều 67 Luật Công chứng 2024.

"Hồ sơ công chứng bao gồm: bản gốc văn bản công chứng; bản sao các giấy tờ mà người yêu cầu công chứng đã nộp và bản in các thông tin tổ chức hành nghề công chứng đã khai thác từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu khác theo quy định của pháp luật; các giấy tờ xác minh, giám định; ảnh người yêu cầu công chứng ký văn bản công chứng trước sự chứng kiến của công chứng viên, trừ trường hợp đã đăng ký chữ ký mẫu tại tổ chức hành nghề công chứng quy định tại khoản 2 điều 50 của luật này; giấy tờ liên quan khác".

Bên cạnh đó, việc lưu trữ hồ sơ công chứng được thực hiện theo khoản 2, điều 68 Luật Công chứng trong hồ sơ công chứng, cụ thể: "Hồ sơ công chứng phải được lưu trữ tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong thời hạn ít nhất 30 năm đối với các giao dịch có đối tượng là bất động sản, ít nhất 10 năm đối với các loại giao dịch khác kể từ ngày văn bản công chứng có hiệu lực...".

Trong bối cảnh các vụ rò rỉ dữ liệu cá nhân ngày càng gia tăng, quy định này đặt ra câu hỏi về việc bảo mật hình ảnh, hệ thống lưu trữ có an toàn hay không? Cấp độ bảo mật an ninh lưu trữ trên không gian mạng như thế nào?... là những vấn đề mà người dân có quyền lo ngại rằng quyền bảo vệ dữ liệu cá nhân của họ có thể đang bị xâm phạm, hình ảnh của họ có thể bị sử dụng sai mục đích hoặc bị rò rỉ, gây tổn hại đến quyền lợi cá nhân được Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2026) bảo vệ.

Tăng chi phí không cần thiết cho người dân, văn phòng công chứng

Quy định chụp ảnh kéo theo các chi phí phát sinh không nhỏ, bao gồm việc đầu tư thiết bị (máy ảnh, máy in chất lượng cao), in ấn ảnh (trên giấy A4 hoặc giấy ảnh chuyên dụng kích thước tối thiểu 13cmx18cm), và lưu trữ hồ sơ. 

Những chi phí này có thể được các văn phòng công chứng chuyển sang người dân thông qua việc tăng phí dịch vụ, ước tính từ 5.000 đến 20.000 đồng mỗi giao dịch.

 Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt ở các vùng nông thôn, việc tăng phí dù nhỏ cũng có thể trở thành gánh nặng cho người dân, nhất là với các giao dịch giá trị thấp như công chứng giấy ủy quyền, hợp đồng mua bán xe máy, di chúc.

Đối với các văn phòng công chứng, đặc biệt là những văn phòng công chứng có quy mô nhỏ, chi phí nâng cấp thiết bị và quy trình vận hành là một áp lực lớn về tài chính. 

Ở các tỉnh thành lớn như Hà Nội và TP.HCM, nơi khối lượng giao dịch công chứng cao, việc chụp và lưu trữ ảnh cũng làm tăng thời gian xử lý hồ sơ công chứng, dẫn đến ách tắc quy trình và giảm hiệu quả hoạt động. 

Quy định này dường như không cân nhắc đủ đến sự chênh lệch về năng lực tài chính và kỹ thuật giữa các văn phòng công chứng trên cả nước.

Mặc dù mục tiêu của quy định là giảm gian lận và tăng tính minh bạch, hiệu quả thực tiễn của việc chụp ảnh vẫn còn ở dạng nghi vấn.

Trước đây, hệ thống công chứng Việt Nam dựa vào xác minh giấy tờ tùy thân, chữ ký mẫu, và sự chứng kiến của công chứng viên đã hoạt động tương đối ổn định. Các vấn đề như giả mạo danh tính hay ký thay, tuy có xảy ra, chủ yếu xuất phát từ lỗ hổng trong quản lý giấy tờ tùy thân hoặc thiếu trách nhiệm của một số công chứng viên, chứ không hẳn do thiếu ảnh chụp.

Còn cách khác để chống gian lận

Thay vì giải quyết tận gốc những vấn đề này, như cải thiện công nghệ xác minh danh tính (ví dụ: sinh trắc học vân tay, mống mắt, khuôn mặt...) hoặc tăng cường giám sát công chứng viên, hoặc nâng cấp hạ tầng cơ sở dữ liệu quốc gia, hệ thống dữ liệu thông tin từ nhân thân con người, tài sản... và các dữ liệu này được các cơ quan chức năng có thẩm quyền đồng bộ, chia sẻ và cấp quyền cho các tổ chức hành nghề công chứng được khai thác sử dụng dữ liệu dưới hình thức có trả phí theo quy định của luật công chứng hiện hành (khoản 1, điều 42 và điều 66) để đảm thông tin được chính xác hơn là quy định chụp ảnh, cụ thể:

"... Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã khai thác được các thông tin quy định tại các điểm b, c và d khoản này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu khác theo quy định của pháp luật thì người yêu cầu công chứng không phải nộp các giấy tờ này nhưng phải nộp phí khai thác dữ liệu theo quy định của pháp luật để tổ chức hành nghề công chứng khai thác dữ liệu...", bởi lẽ cơ sở dữ liệu thông tin công dân được khai thác từ nguồn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là nguồn dữ liệu chính xác nhất. Do đó, việc chụp ảnh dường như chỉ là một giải pháp bề mặt, không đảm bảo triệt để ngăn chặn gian lận.

Hơn nữa, trong các trường hợp đặc biệt, như công chứng cho người đang bị tạm giữ, tạm giam, hoặc thi hành án tù, việc chụp ảnh có thể không khả thi do các cơ quan quản lý không cho phép. Điều này tạo ra mâu thuẫn trong quy định, khi công chứng viên có thể từ chối công chứng nếu không chụp được ảnh, làm gián đoạn quyền tiếp cận dịch vụ công chứng của người dân.

Thiếu sự tiếp thu từ quốc tế

Một điểm đáng ngại là quy định chụp ảnh của Việt Nam dường như là một sáng kiến độc lập, không dựa trên kinh nghiệm thực tiễn từ các quốc gia khác. Theo các nguồn thông tin từ National Notary Association (Hoa Kỳ), International Union of Notaries (Đức) và các hiệp hội công chứng tại Hàn Quốc hay Nhật Bản, không có quốc gia nào áp dụng quy định bắt buộc chụp ảnh cả công chứng viên và người yêu cầu công chứng.

Việc Việt Nam áp dụng một quy định đặc thù, không được ghi nhận ở các quốc gia khác, đặt ra câu hỏi về tính cần thiết và hiệu quả.

Quy định chụp ảnh trong Luật Công chứng 2024: Ngược chủ trương số hóa, tăng chi phí của dân - Ảnh 3.Pháp quyền và dữ liệu cá nhân: Để chính chủ tròn vai

TTCT - Ngôn ngữ của tự do ý chí và hợp đồng hiển hiện dần, pha loãng tư duy hành chính trong các đạo luật điều chỉnh thị trường. Có thể thấy điều này trong dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (BVDLCN) .

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp