04/07/2025 09:00 GMT+7

“Rút tiền hộ”: Cái bẫy nhắm vào người nhẹ dạ

"Chỉ cần scan mã QR và gửi OTP là có tiền" - lời mời gọi tưởng như hấp dẫn này đang khiến nhiều bạn trẻ rơi vào cảnh “ôm nợ” vì một giao dịch tưởng vô hại.

Rút tiền nhanh - rủi ro không chậm 

Trong vài tháng gần đây, các hội nhóm Facebook, Zalo, Telegram... xuất hiện dày đặc các bài đăng mời chào "rút tiền từ tài khoản trả sau" với lời quảng cáo: "rút 3 triệu nhận 2,7 triệu", "giải ngân không cần gặp mặt", "hỗ trợ sinh viên đóng học phí".

Những lời rao đánh trúng tâm lý cần tiền gấp, khiến nhiều người trẻ trở thành nạn nhân trong những kịch bản lừa đảo ngày càng tinh vi.

A. – sinh viên năm 3 tại TP.HCM – đã hai lần nhờ người "rút hộ" tiền từ tính năng mua trước – trả sau. Cả hai lần, A. đều mất tiền mà không nhận được khoản hỗ trợ nào, trong khi vẫn phải trả góp cho giao dịch phát sinh.

Một trường hợp khác, T. (24 tuổi, Q.12) kể lại: "Mình quét mã, nhập OTP theo hướng dẫn, nhưng sau đó tài khoản người kia biến mất, không thấy tiền đâu mà lịch sử app vẫn ghi nhận mình đã thanh toán đơn hàng gần 3 triệu."

tài khoản trả sau - Ảnh 1.

Người dùng mạng cảnh báo về hành vi lừa đảo rút tiền từ tài khoản trả sau trên các hội nhóm

Theo tìm hiểu, các nền tảng tài chính hiện nay đều có cung cấp tính năng "mua trước – trả sau" (Buy Now Pay Later) nhằm hỗ trợ người dùng chi tiêu linh hoạt.

Tuy nhiên, đây không phải là công cụ để rút tiền mặt. Việc chuyển hạn mức thành tiền hay "rút hộ" đều là biến tướng không được hỗ trợ, và dễ dẫn đến các tình huống người dùng tự xác nhận chi tiêu mà không nhận được bất kỳ giá trị thực nào.

Kẻ gian thường tạo mã QR giả, hướng dẫn quét mã và nhập OTP. Sau khi giao dịch hoàn tất, nạn nhân gánh nợ, còn đối tượng lừa đảo biến mất cùng toàn bộ khoản giải ngân.

Nhiều người chỉ phát hiện ra rủi ro khi app gửi nhắc thanh toán, hoặc tra cứu lại lịch sử chi tiêu mới biết mình đã "tự tay" đồng ý cho một giao dịch không minh bạch.

"Cái nguy hiểm là người dùng không nhận ra mình đang 'tự tay gánh nợ'. Họ nghĩ người khác rút tiền giúp mình, nhưng thực chất chính mình mới là người thực hiện giao dịch" - một số người dùng chỉ nhận ra sai lầm sau khi giao dịch đã hoàn tất và khoản nợ hiện rõ trong lịch sử chi tiêu.

Hệ lụy không chỉ dừng ở mất tiền

Hậu quả của các giao dịch dạng này không chỉ là mất vài triệu đồng. Người dùng có thể bị ảnh hưởng điểm tín dụng, mất cơ hội vay vốn chính thống, hoặc bị gọi đòi nợ do khoản chi tiêu không được thanh toán đúng hạn.

Một số người còn bị cuốn vào vòng xoáy pháp lý, khi các giao dịch được hệ thống ghi nhận hợp lệ do chính người dùng xác nhận.

Trong một số hội nhóm kín, thậm chí còn lan truyền "bí kíp rút tiền an toàn", càng khiến trào lưu này lan rộng, vô tình tiếp tay cho hành vi trục lợi từ sự cả tin của người khác và.

Lực lượng chức năng tại TP.HCM và Hà Nội đã ghi nhận nhiều phản ánh tương tự, nhưng do nạn nhân chủ động thực hiện giao dịch, việc xử lý trở nên phức tạp. Việc quét mã, nhập OTP… được hệ thống ghi nhận là người dùng đã xác nhận chi tiêu, nên khó có căn cứ truy tố hình sự nếu không có yếu tố chiếm đoạt rõ ràng.

Chủ động sử dụng - bảo vệ

Cần phải khẳng định các sản phẩm tài chính "mua trước - trả sau" được phát triển nhằm mang đến giải pháp chi tiêu linh hoạt, an toàn và tiện lợi trong cuộc sống hàng ngày.

Với nhiều người dùng, đây không chỉ là công cụ thanh toán mà còn là một "đòn bẩy tài chính" hiệu quả - giúp họ chủ động giải quyết các nhu cầu thiết yếu, đồng thời giữ lại tiền mặt hoặc số dư tài khoản để gửi tiết kiệm có kỳ hạn hoặc đầu tư ngắn hạn.

Bên cạnh đó, thói quen thanh toán đúng hạn còn góp phần xây dựng lịch sử tín dụng tích cực, tạo nền tảng để người dùng dễ dàng tiếp cận các khoản vay chính thống từ ngân hàng trong tương lai.

Rủi ro chỉ xuất hiện khi người dùng thiếu cảnh giác và bị dẫn dụ bởi các chiêu thức lừa đảo. Khi được sử dụng đúng mục đích và theo hướng dẫn, đây là một công cụ tài chính hữu ích, giúp tối ưu hoá việc quản lý và sử dụng nguồn vốn cá nhân.

Các doanh nghiệp uy tín đều đã triển khai hệ thống bảo mật nhiều lớp để bảo vệ thông tin và tài sản người dùng khi đăng ký sản phẩm tài chính này.

Đại diện MoMo khẳng định chỉ có chủ tài khoản - thông qua mật khẩu cá nhân hoặc xác thực sinh trắc học - mới có thể truy cập ứng dụng và thực hiện giao dịch trên thiết bị di động của mình.

Đồng thời, tất cả giao dịch đều được mã hóa tức thì và bảo vệ bởi hệ thống bảo mật đa tầng đạt chuẩn quốc tế, liên tục được nâng cấp và kiểm chứng bởi các ngân hàng uy tín nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho thông tin và tài sản người dùng.

Người dùng được khuyến nghị không chia sẻ mã OTP, không quét mã QR từ nguồn không rõ ràng – kể cả từ người quen trên mạng xã hội. Tránh tham gia các dịch vụ "rút tiền hộ", "giải ngân nhanh" không minh bạch.

Tài khoản trả sau chỉ nên dùng đúng mục đích tiêu dùng thiết yếu, theo đúng quy định từ các nền tảng tài chính.

tài khoản trả sau - Ảnh 2.

Nếu đã phát sinh giao dịch bất thường hoặc nghi ngờ bị lừa đảo, cần liên hệ ngay cơ quan công an và bộ phận hỗ trợ của ứng dụng để được xử lý kịp thời.

Chiêu thức thì mới, nhưng kịch bản thì cũ: đánh vào tâm lý cần tiền nhanh và thiếu hiểu biết. Người dùng cần tỉnh táo và hiểu rằng, không có đồng tiền nào dễ dàng mà không đi kèm rủi ro.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: QR Code Ví trả sau
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp