
Ngày 23-5, ông Chu Quốc Thịnh, phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), cho hay đơn vị này đang rà soát nội dung quảng cáo nghi ngờ có vi phạm của Ngân 98 khi giới thiệu sản phẩm giảm cân.

Cơ quan quản lý đề xuất tăng chế tài xử phạt, có thể cấm người nổi tiếng tham gia quảng cáo nếu vi phạm, đặc biệt trong các trường hợp quảng cáo sai sự thật.

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, hậu kiểm, phát hiện quảng cáo thực phẩm chức năng vi phạm.

Dự kiến BTV Quang Minh sẽ bị phạt hơn 37,5 triệu đồng, MC Vân Hugo bị phạt 70 triệu đồng vì quảng cáo sữa Hiup vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo.

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, Cục Văn hóa cơ sở đề nghị phối hợp quản lý quảng cáo thực phẩm liên quan đến tình trạng người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật.

Thực tế, trên các nền tảng mạng xã hội không khó để bắt gặp những quảng cáo “nổ” gây hiểu lầm về công dụng của sản phẩm. Những vi phạm này từng bị xử lý như thế nào?

Người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật sẽ gây ra nhiều thiệt hại cho xã hội, cho người tiêu dùng. Vì vậy trách nhiệm pháp lý cần được đặt ra nghiêm khắc hơn so với các trường hợp vi phạm khác.

Theo ông Lê Hải Bình - thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Luật Quảng cáo sửa đổi có thể sẽ theo hướng tăng chế tài xử phạt với người nổi tiếng khi vi phạm về quảng cáo. Thậm chí cấm không cho quảng cáo, hạn chế xuất hiện trên mạng.

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa phát đi cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên trinh nữ hoàng cung Crilin Women Health có nội dung quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật.

Đại diện Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM thông tin việc hoa hậu Thùy Tiên quảng cáo lố cho sản phẩm kẹo rau củ gây bức xúc, đồng thời cho biết cơ chế phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan để ngăn chặn, xử lý các trường hợp tương tự.

Ngày 6-3, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị các đơn vị xử lý nghiêm hoạt động quảng cáo vi phạm quy định của sản phẩm kẹo rau củ Kera.

Ủy ban Cạnh tranh quốc gia cho biết hãng bảo hiểm FWD Việt Nam đã thực hiện hành vi lôi kéo khách hàng bất chính bằng hình thức đưa thông tin gây nhầm lẫn.

Hai người nhận là phóng viên dọa viết bài báo phản ánh vi phạm rồi ép doanh nghiệp phải ký hợp đồng tuyên truyền quảng cáo từ 55-95 triệu đồng.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết quảng cáo của một số nhãn hàng, doanh nghiệp Việt bị gắn vào nội dung xấu độc, phản động, vi phạm pháp luật Việt Nam, đặc biệt trên YouTube, Facebook.

Theo Sở Công Thương TP.HCM, thời gian qua đã có nhiều vi phạm xảy ra trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới, đặc biệt là quảng cáo và khuyến mại vượt quá quy định.

Theo Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Ninh Thị Thu Hương, hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội những năm gần đây còn phức tạp, có những quảng cáo sai sự thật, vi phạm pháp luật và thuần phong mỹ tục.

Chính phủ vừa xem xét, cho ý kiến đối với 3 dự án luật, 3 đề nghị xây dựng luật, trong đó có dự án sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.

Tăng cường kiểm tra hoạt động livestream bán hàng, nếu phát hiện việc nhận hoa hồng từ việc quảng cáo, bán hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật, chuyển cơ quan chức năng để xử lý.

“Chúng ta có thể xếp hạng doanh nghiệp, nhãn hàng thực phẩm chức năng theo chuẩn mực đạo đức trong lĩnh vực quảng cáo. Song song với đó là thống kê, phát hiện xử phạt vi phạm, đưa nhãn hàng vào “danh sách đen” để cảnh báo đến người tiêu dùng”.

Đặt quảng cáo sữa vào kênh YouTube có nội dung vi phạm pháp luật, Công ty trách nhiệm hữu hạn Inverse Media bị xử phạt 15 triệu.