
Các phòng công chứng nhà nước phải chuyển đổi hoặc giải thể theo quy định - Ảnh: N.X.
Nghị định 104/2025 hướng dẫn thi hành Luật Công chứng 2024 có hiệu lực từ ngày 1-7 nêu rõ lộ trình chuyển đổi các phòng công chứng nhà nước trên khắp cả nước.
Hiện nay cả nước có khoảng 1.300 tổ chức hành nghề công chứng, bao gồm phòng công chứng (công chứng nhà nước, là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tư pháp) và văn phòng công chứng (tư).
Trong đó, riêng TP.HCM có 7 phòng công chứng và 110 văn phòng công chứng.
Theo quy định của Luật Công chứng, trường hợp các địa phương đã phát triển được văn phòng công chứng đáp ứng yêu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức, thì sở tư pháp các tỉnh lập đề án chuyển đổi phòng công chứng thành văn phòng công chứng trình UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định cho chuyển đổi.
Trường hợp không có khả năng chuyển đổi phòng công chứng thành văn phòng công chứng, sở tư pháp lập đề án giải thể trình UBND xem xét, quyết định.
Như vậy, quy định chuyển đổi hay giải thể chỉ áp dụng đối với các phòng công chứng. Còn các văn phòng công chứng thì không chịu điều chỉnh bởi quy định trên. Và nhu cầu thực hiện công chứng các hợp đồng, giao dịch của người dân vẫn sẽ bảo đảm.
Căn cứ mức độ tự chủ tài chính của các phòng công chứng, lộ trình hoàn thành việc chuyển đổi, giải thể phòng công chứng tại các địa phương được thực hiện như sau:
Trước ngày 31-12-2026: Hoàn thành việc chuyển đổi, giải thể đối với phòng công chứng tự bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên và chi đầu tư.
Trước ngày 31-12-2027: Hoàn thành chuyển đổi, giải thể đối với phòng công chứng tự bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên.
Trước ngày 31-12-2028: Hoàn thành đối với các phòng công chứng còn lại.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận