Vụ gần 600 loại sữa giả: Đại biểu Quốc hội nói về 'đùn đẩy, đá bóng trách nhiệm'

Đại biểu Nguyễn Như So chỉ rõ vụ gần 600 loại sữa giả là điển hình của buông lỏng, thiếu cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan quản lý trong kiểm soát chất lượng hàng hóa.

sữa giả - Ảnh 1.

Đại biểu Nguyễn Như So - Ảnh: GIA HÂN

Chiều 6-5, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa.

Bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng

Nêu ý kiến thảo luận tại tổ, đại biểu Nguyễn Như So (Bắc Ninh) cho hay sau hơn 17 năm triển khai thi hành luật, đã góp phần quan trọng trong việc hình thành và củng cố hành lang pháp lý về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.

Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế mở, hội nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu, nhiều quy định hiện hành của luật đã bộc lộ những hạn chế, thiếu đồng bộ với các luật liên quan, chưa theo kịp sự phát triển của công nghệ và yêu cầu quản trị hiện đại.

Đặc biệt các vấn đề liên quan đến truy xuất nguồn gốc, quản lý chất lượng trong thương mại điện tử, trách nhiệm của nhà sản xuất trong chuỗi cung ứng...

Vì vậy ông So nêu rõ việc sửa đổi, bổ sung luật là một yêu cầu cấp thiết và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Việc này không chỉ nhằm khắc phục các bất cập đã được tổng kết qua thực tiễn thi hành, mà còn hướng tới việc xây dựng một khung pháp lý tiên tiến, linh hoạt.

Từ đó đủ sức đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và nâng cao vị thế hàng hóa Việt Nam trên thị trường toàn cầu.

Những lỗ hổng mang tính hệ thống từ vụ gần 600 loại sữa giả

Về trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hóa, đại biểu So đề nghị dự thảo cần rà soát, điều chỉnh theo hướng tăng tính minh bạch.

Cùng với đó, phân định rõ ràng trách nhiệm quản lý nhà nước của từng bộ, ngành theo lĩnh vực được phân công để tránh chồng chéo, buông lỏng quản lý hoặc bỏ trống trách nhiệm.

Đồng thời cần thiết lập rõ vai trò chủ trì và cơ chế phối hợp liên ngành một cách hiệu quả giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về chất lượng sản phẩm hàng hóa.

Ông So dẫn chứng thực tế, vụ việc gần 600 nhãn hiệu sữa giả được sản xuất và lưu hành công khai trong suốt 4 năm qua đã phơi bày rõ nét sự buông lỏng và thiếu cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong kiểm soát chất lượng hàng hóa.

Đây không chỉ là vụ việc cá biệt mà còn là dấu hiệu cho thấy những lỗ hổng mang tính hệ thống trong thiết kế chính sách và tổ chức thực thi.

"Rõ ràng cơ chế hậu kiểm vốn là định hướng đúng đắn phù hợp với thông lệ quốc tế và chủ trương cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, nâng cao tính chủ động trách nhiệm của doanh nghiệp.

Nhưng khi thiếu năng lực hậu kiểm, thiếu cơ chế phối hợp, thiếu sự liên thông giữa các cơ quan quản lý nhà nước thì cơ chế này trở thành kẽ hở để lợi dụng, né tránh trách nhiệm pháp lý và kiểm soát chất lượng", ông So nêu rõ.

Trong vụ việc trên, ông So chỉ rõ sự chồng chéo, phân tán và thiếu thống nhất trong phân công trách nhiệm giữa Bộ Y tế, Bộ Công Thương, chính quyền địa phương... khiến cho không có một cơ quan nào thực sự chịu trách nhiệm toàn diện.

"Khi hậu quả xảy ra, việc quy trách nhiệm trở nên mơ hồ vì tất cả đều liên quan nhưng không ai là đầu mối chịu trách nhiệm cuối cùng, dẫn đến tình trạng đùn đẩy, đá bóng trách nhiệm.

Do đó việc sửa đổi luật cần giải quyết tận gốc vấn đề này bằng cách thiết lập rõ mô hình quản lý rõ ràng, trong đó quy định cụ thể cơ quan chủ trì, cơ chế phối hợp liên ngành, trách nhiệm hậu kiểm gắn với chế tài thực thi đủ mạnh", ông So nêu thêm.

Đồng thời nhấn mạnh chỉ khi xây dựng được cơ chế quản lý đồng bộ, rõ ràng và có tính ràng buộc cao thì chất lượng sản phẩm hàng hóa mới thực sự được kiểm soát và quyền lợi người tiêu dùng mới được bảo đảm.

Đại biểu nói về 'đùn đẩy, đá bóng trách nhiệm' của các bộ, địa phương ở vụ gần 600 loại sữa giả - Ảnh 3.Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: 'Khuyến khích địa phương có thêm chính sách ưu đãi với giáo viên'

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu rõ quan điểm với một số địa phương có điều kiện rất nên khuyến khích dành thêm nguồn lực để hỗ trợ nhà giáo.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp