05/07/2025 19:50 GMT+7

Bắc Kinh ô nhiễm hơn Hà Nội nhưng đã cải thiện được chất lượng không khí

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của công tác kiểm soát và cải thiện chất lượng không khí trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.

không khí - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy - Ảnh: K.TRUNG

Ngày 5-7, tại trụ sở Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã diễn ra hội nghị tham vấn ý kiến để hoàn thiện dự thảo kế hoạch hành động quốc gia về khắc phục ô nhiễm và quản lý chất lượng môi trường không khí.

Theo ông Duy, tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng tại các TP lớn đang là vấn đề thách thức. Dù các bộ, ngành Trung ương và địa phương như Hà Nội, TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp nhằm kiểm soát, xử lý ô nhiễm không khí, tuy nhiên kết quả đạt được vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu đã đề ra.

"Bài học từ các quốc gia phát triển cho thấy giai đoạn chuyển từ quốc gia đang phát triển lên phát triển cũng chính là thời kỳ chịu áp lực môi trường lớn nhất, khi tốc độ phát thải thường cao gấp 1,5 lần so với tăng trưởng GDP. Nếu không có biện pháp kiểm soát hiệu quả ngay từ bây giờ, chi phí xử lý hậu quả về sau sẽ vô cùng tốn kém", ông Duy nói.

Ngoài ra theo ông Duy, một ví dụ đáng chú ý được nhắc tới là TP Bắc Kinh (Trung Quốc) - nơi từng có mức độ ô nhiễm nghiêm trọng hơn cả Hà Nội hiện nay. Tuy nhiên, nhờ đầu tư mạnh mẽ hàng tỉ USD và triển khai đồng bộ các giải pháp, Bắc Kinh đã cải thiện đáng kể chất lượng không khí. 

Theo ông, đó là minh chứng cho việc đầu tư sớm, đúng hướng sẽ giúp giảm thiểu chi phí và hiệu quả cao hơn trong dài hạn.

không khí - Ảnh 2.

Một góc trung tâm Hà Nội trong những ngày ô nhiễm không khí (thời điểm chụp tháng 1-2025) - Ảnh: DANH KHANG

Thông tin tại hội nghị, Cục trưởng Cục Môi trường Hoàng Văn Thức cho biết dự thảo kế hoạch phải lượng hóa rõ mục tiêu, nhiệm vụ. "Mục tiêu tổng thể của kế hoạch là tăng cường các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu lực quản lý chất lượng không khí trên toàn quốc. Đặc biệt tại các đô thị lớn, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng, thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, bền vững", ông Thức nói.

Theo ông Thức, cần kiểm soát chặt nguồn thải lớn như xi măng, nhiệt điện. Các địa phương phải rà soát, di dời hoặc buộc chuyển đổi công nghệ đối với cơ sở sản xuất lạc hậu nằm trong khu dân cư.

TS Hoàng Dương Tùng - chuyên gia môi trường - nêu ra thực trạng hiện nay Việt Nam có hơn 100 trạm quan trắc tự động. Tuy nhiên, thực tế vẫn có những địa phương "có trạm nhưng không có số liệu" do không có kinh phí vận hành, bảo dưỡng. 

Bên cạnh đó, ông đề nghị bổ sung các chế tài xử phạt mạnh mẽ, học tập kinh nghiệm từ một số TP, quốc gia đã thực hiện hiệu quả như TP Bắc Kinh (Trung Quốc).

Ông Nguyễn Xuân Đại - giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội - cho hay về phương tiện giao thông nguồn phát thải chiếm 23%, nhưng đây cũng là "cần câu cơm" của hàng triệu người dân. "Nếu chỉ sử dụng mệnh lệnh hành chính mà thiếu chính sách hỗ trợ như trợ giá xe điện thì sẽ khó khả thi", ông Đại nói.

Những vướng mắc khác như di dời nhà máy gây ô nhiễm, ông Đại cho biết Hà Nội đã nỗ lực nhưng thiếu chế tài và chính sách như miễn, giảm tiền thuê đất, ưu đãi đầu tư dẫn đến tiến độ còn chậm.

không khí - Ảnh 3.

Ô nhiễm khói bụi đã trở thành nỗi ám ảnh với người dân ở Hà Nội - Ảnh: QUANG THẾ

Những nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội

Trước đó, trả lời Tuổi Trẻ Online bằng văn bản, đại diện Cục Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cho biết phát thải ô nhiễm không khí ở Hà Nội đến từ hoạt động giao thông vận tải bao gồm cả bụi đường, khí thải từ số lượng lớn các xe cơ giới sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Bên cạnh đó, hoạt động xây dựng nhà ở, công trình giao thông, công ích chưa nghiêm túc thực hiện các giải pháp kỹ thuật, quản lý như che chắn, rửa xe, vệ sinh... làm phát sinh bụi.

Ngoài ra, các khu vực quanh Hà Nội người dân vẫn đốt rơm rạ tại cánh đồng khá phổ biến. Và các yếu tố khác như điều kiện khí hậu, thời tiết cũng là nguyên nhân khách quan tác động không nhỏ đến chất lượng không khí, đặc biệt tại các tỉnh, thành ở phía Bắc.

'Vì sao Bắc Kinh ô nhiễm hơn cả Hà Nội nhưng đã cải thiện được chất lượng không khí'? - Ảnh 4.Ô nhiễm, khói bụi: Ta đang hại mình

Kể từ tháng 11-2024 đến tháng 1-2025, nhiều ngày tại nhiều điểm quan trắc ở Hà Nội của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho ra kết quả chất lượng không khí xấu (cảnh báo đỏ), rất kém (cảnh báo tím) - ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp