Xe
20/05/2025 19:00 GMT+7

Các nước giảm khí thải đô thị: Vùng phát thải thấp, phí kẹt xe, biển chẵn lẻ

Nhiều quốc gia trên thế giới đang áp dụng các biện pháp như quy hoạch vùng phát thải thấp, thu phí tắc nghẽn nội đô và hạn chế phương tiện theo ngày nhằm giảm thiểu khí thải từ giao thông đô thị.

khí thải - Ảnh 1.

Một xe máy không biển số chạy trên đường ở quận Tân Bình xả ra nhiều khói - Ảnh: NGỌC KHẢI

Việc xem xét áp chuẩn khí thải mới, thậm chí chuẩn nhiên liệu mới, đối với phương tiện giao thông đang gây nhiều chú ý và thảo luận, đặc biệt với xe máy được xem là công cụ kiếm kế sinh nhai của nhiều người có thu nhập thấp.

Thực tế, kiểm soát và giảm thiểu phát thải giao thông tại đô thị đang là ưu tiên của nhiều quốc gia trong nỗ lực cải thiện chất lượng môi trường. Từ Mỹ, Anh, Pháp đến Trung Quốc, Ấn Độ hay Singapore, các quốc gia này đều triển khai nhiều giải pháp đa dạng nhằm hạn chế khí thải từ phương tiện tại các thành phố lớn.

Quy hoạch vùng phát thải thấp

Nhiều quốc gia, đặc biệt là ở châu Âu, đã triển khai các vùng phát thải thấp (Low Emission Zone - LEZ) và vùng phát thải cực thấp (Ultra Low Emission Zone - ULEZ) nhằm cải thiện chất lượng không khí và giảm thiểu ô nhiễm do phương tiện giao thông gây ra.

khí thải - Ảnh 2.

Thu phí kẹt xe

Trong bối cảnh ùn tắc giao thông trở thành bài toán nan giải tại nhiều đô thị lớn trên thế giới, việc thu phí xe cá nhân vào khu vực trung tâm được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu.

Chẳng hạn, ở New York (Mỹ), chính quyền thành phố đã áp dụng mức phí 9 USD đối với mỗi xe cá nhân đi vào khu Manhattan trong khung giờ cao điểm. Theo Hãng tin Reuters, chính sách này đã giúp giảm khoảng 5,8 triệu lượt xe vào trung tâm, góp phần cải thiện đáng kể tình hình giao thông.

Thu phí tắc nghẽn

Singapore là nước đầu tiên áp dụng phí tắc nghẽn. Theo Environment Defense Fund, việc ban hành giấy phép lưu thông đã giúp lưu lượng giao thông tại Singapore giảm 45%. Số vụ tai nạn giao thông giảm 25%. Tốc độ di chuyển trung bình của xe tăng gần gấp đôi từ 17,7km/h lên thành 33,8km/h.

Đến khi hệ thống thu phí tự động chính thức triển khai, quốc đảo này giảm được thêm 15% lượng xe vào khu trung tâm, tương đương cắt giảm khoảng 80 tấn CO2.

khí thải - Ảnh 3.

Cấm xe theo biển số

Biển số xe được xem như "định danh cá nhân" của mỗi phương tiện giao thông. Tại một số đô thị, đây còn là công cụ để chính quyền quản lý, sử dụng làm căn cứ hạn chế hoặc cấm xe lưu thông vào khu vực trung tâm.

Mỗi nước có cách tính khác nhau. Phổ biến nhất trong số các nước áp dụng cấm xe theo biển số là "ngày chẵn ngày lẻ".

khí thải - Ảnh 4.

Delhi tắc đến mức mọi người có thể bị mắc kẹt trên đường hàng tiếng đồng hồ dù chỉ cách nhà 1km - Ảnh: Money Control

Thủ đô Delhi của Ấn Độ lần đầu tiên triển khai chương trình hạn chế xe theo biển số chẵn - lẻ vào năm 2016. Sau đó, biện pháp này được tái áp dụng nhiều lần trong bối cảnh ô nhiễm không khí nội đô ngày càng nghiêm trọng.

Gần đây nhất, từ tháng 11-2023, chính quyền thành phố áp dụng quy định: xe có biển số chẵn được phép lưu thông vào ngày chẵn, và xe biển lẻ được đi vào ngày lẻ.

Về hiệu quả, theo Viện Chính sách năng lượng thuộc Đại học Chicago, trong đợt triển khai đầu tiên vào tháng 1-2016, nồng độ bụi mịn PM2.5 tại Delhi giảm 14 - 16% trong thời gian thực hiện. Tuy nhiên, đến đợt áp dụng tiếp theo vào tháng 4-2016, không ghi nhận sự cải thiện nào đáng kể về chất lượng không khí.

Một vài nơi khác cũng áp dụng cách thức tương tự có thể kể đến Tehran (Iran), Jakarta (Indonesia).

khí thải - Ảnh 5.

Manila của Philippines giảm tắc nghẽn và khí thải bằng cách quy định xe biển nào không được phép di chuyển vào ngày nào - Ảnh: Our News

Tại thủ đô Mexico City của Mexico, chính quyền triển khai một chương trình mang tên Hoy No Circula, với nghĩa đen trong tiếng Tây Ban Nha là "hôm nay xe của bạn không được lưu thông".

Tại Mexico City và bang Mexico (State of Mexico), chính quyền áp dụng lệnh cấm xe theo ngày, dựa trên số cuối của biển kiểm soát.

Cụ thể, xe có biển số kết thúc bằng số 5 hoặc 6 sẽ bị cấm chạy vào thứ hai. Xe mang số đuôi 1 hoặc 2 sẽ không được phép chạy vào thứ năm.

Vào thứ sáu, phương tiện có số cuối là 9 hoặc 0, cũng như xe mang biển số toàn chữ cái hoặc biển tạm sẽ không được vào khu vực trung tâm. Tuy nhiên, quy định này không áp dụng đối với xe đăng ký tại địa phương.

Ngoài Mexico, Bắc Kinh (Trung Quốc) và Manila (Philippines) cũng áp dụng cách này nhưng cách chia sẽ khác đôi chút. Chẳng hạn, ở Philippines, xe đuôi số 1 và 2 không đi vào thứ hai thay vì thứ năm như Mexico.

Các nước giảm khí thải đô thị bằng cách gì: Vùng phát thải thấp, phí kẹt xe, biển chẵn lẻ - Ảnh 6.Áp chuẩn khí thải với hơn 70 triệu xe máy

Trước thực trạng ô nhiễm không khí tại các đô thị ngày càng nghiêm trọng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa đề xuất Thủ tướng ban hành quy chuẩn khí thải với xe máy và lộ trình áp dụng bắt đầu từ 2027.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp