09/07/2025 11:03 GMT+7

Có nơi rau hôm qua vừa phun thuốc, hôm nay đã mang ra chợ bán, lãnh đạo sở nói gì?

Sáng 9-7, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 25, HĐND TP Hà Nội đã diễn ra phiên chất vấn và trả lời chất vấn các vấn đề cử tri, đại biểu quan tâm. Các câu hỏi liên quan tới vệ sinh an toàn thực phẩm được các đại biểu hỏi nhiều.

thực phẩm - Ảnh 1.

Toàn cảnh phiên chất vấn - Ảnh: HĐND TP

Trước khi bước vào phiên chất vấn, HĐND TP Hà Nội đã khởi chiếu phóng sự về tình hình vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm tại Hà Nội trong thời gian qua.

Rau vừa phun thuốc đã mang đi tiêu thụ, đại biểu băn khoăn

Đặt câu hỏi chất vấn, đại biểu Nguyễn Quang Thắng (tổ đại biểu số 9) cho biết trong phóng sự của HĐND TP phát trước khi bước vào phiên chất vấn, có tình trạng người dân trồng rau dùng thuốc bảo vệ thực vật từ tối hôm trước, nhưng sáng hôm sau đã thu hoạch và đưa rau đi tiêu thụ. 

thực phẩm - Ảnh 2.

Đại biểu Nguyễn Quang Thắng đặt câu hỏi chất vấn - Ảnh: HĐND TP

Trước thực tế trên, ông Thắng đặt câu hỏi với giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội: "Hiện nguồn thực phẩm là rau, hoa quả được giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chiếm tỉ lệ bao nhiêu % trong tổng số lượng tiêu thụ của người dân.

Việc quy hoạch vùng thực phẩm an toàn, rõ xuất xứ trên địa bàn TP và liên kết với các tỉnh để có nguồn cung cấp thực phẩm an toàn cho Hà Nội đang được thực hiện ra sao, đáp ứng tới đâu, giải pháp trong thời gian tới?".

Lãnh đạo sở nói gì?

Trả lời, ông Nguyễn Xuân Đại - giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội - cho biết trong phóng sự nêu ở phường Phúc Lợi (Hà Nội) có xảy ra tình trạng trên. 

Qua kiểm tra, theo ông, tổng diện tích đất nông nghiệp tại phường trên 51ha. Trong đó rau màu là khoảng 8,5ha, diện tích trồng rau muống mà phóng sự nêu dùng thuốc bảo vệ thực vật là 1,5ha.

Hiện nay bất cập ở địa phương này quy mô diện tích mặc dù nhỏ, nhưng nằm rải rác và xen kẽ trong cả diện tích trồng cây ăn quả, nên việc kiểm soát thuốc bảo vệ thực vật là khó khăn, theo ông Đại.

"Mặc dù những năm vừa rồi, ngành nông nghiệp đã tham mưu cho UBND TP, đã có những triển khai, tuyên truyền vận động và có những kiểm duyệt hết sức ngặt nghèo. Trong tỉ lệ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đa phần là thuốc sinh học, tuy nhiên vấn đề này cũng phải hết sức quan tâm.

Chúng tôi cũng đã tiếp tục kiểm tra không những ở phường này, mà còn rất nhiều địa phương vẫn còn việc ngoài vùng sản xuất rau tập trung chuyên canh, vẫn còn có hộ gia đình dùng đất vườn trồng rau rồi mang ra chợ cóc, chợ tạm bán. 

Thời gian tới, chúng tôi sẽ đưa vào vùng chuyên canh để quản lý chặt chẽ hơn, tăng cường công tác thanh kiểm tra, xử lý" - ông Đại nói.

Theo ông Đại, thời gian tới ngành nông nghiệp sẽ tham mưu với UBND TP Hà Nội để trình HĐND TP đưa nội dung trên vào giám sát và xử lý mạnh mẽ hơn. 

Hiện nay theo ông Đại, Hà Nội thiếu nguồn cung rau và phải lấy từ các địa phương khác. Vị vậy hiện sở đã phối hợp với các địa phương cung cấp rau cho Hà Nội để kiểm soát chất lượng.

"Chúng tôi cũng đang xây dựng các vùng trồng rau, chắc chắn trong thời gian tới, các vùng trồng rau ngoài khu vực trong phóng sự, thêm những vùng khác sẽ đưa vào vùng để kiểm soát chặt chẽ" - lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội nói thêm.

Có nơi rau hôm qua vừa phun thuốc, hôm nay đã mang ra chợ bán, lãnh đạo sở nói gì? - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Xuân Đại - giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội trả lời chất vấn - Ảnh: HĐND TP

Sẽ xử phạt nặng các trường hợp không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Đại biểu Trần Khánh Hưng (tổ đại biểu số 30) nêu sự việc mới đây, Phòng cảnh sát kinh tế (Công an TP Hà Nội) đã bắt khẩn cấp 4 đối tượng để điều tra về hành vi thu gom giết mổ, bán heo bệnh tại xã Thường Tín, phường Đại Mỗ.

Qua báo cáo của UBND TP Hà Nội, tổng lượng thịt gia súc, gia cầm được kiểm soát, bán ra thị trường khoảng 550 tấn/ngày, tương đương 60% nhu cầu thịt của thị trường Hà Nội.

Trước thực tế trên, đại biểu Hưng đặt câu hỏi: "Tôi xin hỏi Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội, ngoài 60% lượng thịt được kiểm soát, với 40% nhu cầu thịt còn lại của người dân Hà Nội có nguồn gốc như thế nào. Mức độ kiểm soát, giải pháp để đảm bảo an toàn thực phẩm được tiến hành ra sao?".

Trả lời, ông Nguyễn Xuân Đại cho biết lượng thịt tại Hà Nội tiêu thụ hằng ngày hết sức lớn. Mỗi năm, Hà Nội tiêu thụ 500.000 tấn thịt các loại, lượng chăn nuôi đáp ứng trên 60%, còn lại nhập ở các địa phương, quốc gia khác.

Riêng 60% thịt được kiểm soát, ông Đại cho biết cơ bản số lượng trên nằm ở các vùng chăn nuôi tập trung. Tuy nhiên với 40% còn lại, vị này nói không phải TP không kiểm soát được.

"Trong 40% này, TP đã ký liên kết với 43 tỉnh, thành, đặc biệt sau bão Yagi, chúng ta có ký sâu hơn với 27 tỉnh, thành để cung cấp nhu yếu phẩm, thực phẩm mà Hà Nội còn thiếu, đặc biệt là thịt và rau các loại.

Tuy nhiên ngoài số lượng TP đã kiểm duyệt các vùng và 40% nhập từ các địa phương, vẫn còn những thực phẩm trôi nổi, nhập lậu và 1 phần ở các cơ sở nhỏ lẻ chúng ta quả thật chưa kiểm soát tốt" - ông Nguyễn Xuân Đại nhìn nhận.

Về giải pháp, vị lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường nói đơn vị đang xây dựng 3 nội dung về các chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp, đặc biệt là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.

Đồng thời xây dựng cơ chế để kiểm soát chặt chẽ, xử phạt nặng hơn đối với những trường hợp không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, theo ông Đại.

Có nơi rau hôm qua vừa phun thuốc, hôm nay đã mang ra chợ bán, lãnh đạo Sở nói gì? - Ảnh 4.Phá đường dây thu gom, giết mổ heo bệnh bán cho chợ, quán ăn, nhà hàng khắp Hà Nội

Hàng tấn heo bệnh được các nghi phạm thu gom, giết mổ trái phép rồi đưa đi tiêu thụ tại nhiều chợ, nhà hàng, quán ăn trên địa bàn Hà Nội.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp