
Khách tham quan phố cổ Hội An, nay thuộc TP Đà Nẵng - Ảnh: B.D.
Ông Cao Trí Dũng, chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng cũ, được đề cử làm chủ tịch lâm thời Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng.
Hiệp hội sẽ có tên gọi mới là Hiệp hội Du lịch thành phố Đà Nẵng.
Trước mắt sẽ có hai văn phòng để kết nối doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch, gồm văn phòng tại Hội An và văn phòng trong Cung hội nghị quốc tế Ariyana Đà Nẵng.
Theo ông Nguyễn Đức Quỳnh - phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng, Quảng Nam và Đà Nẵng là hai trung tâm du lịch lớn của cả nước.
Việc thống nhất một đầu mối đại diện cho cộng đồng làm du lịch sẽ tăng sự gắn kết, thống nhất trong hành động.
Sau khi hợp nhất, các bên sẽ tập trung xây dựng các chương trình đào tạo cập nhật xu hướng mới, duy trì và làm lớn mạnh các sự kiện tầm cỡ như diễn đàn du lịch, hội chợ, famtrip khảo sát điểm đến, các giải thưởng du lịch…
Đà Nẵng có 3 di sản UNESCO sau sáp nhập
Đà Nẵng và Quảng Nam gần đây thu hút lượng du khách rất lớn từ các nơi đổ về. Trước sáp nhập, phố cổ Hội An vẫn là tâm điểm của du lịch di sản, làng nghề, đồng quê sinh thái với con số bình quân mỗi năm 4 triệu lượt khách.
Trong khi đó Đà Nẵng nổi lên với loạt chương trình du lịch MICE, du lịch cưới hỏi, sự kiện, lễ hội…
Đặc biệt, ngành du lịch thành phố Đà Nẵng rất chịu khó đi ra quốc tế quảng bá, kết nối đường bay, đưa vào thị trường hàng loạt sự kiện lớn, mà nổi bật là Lễ hội pháo hoa khiến lượng tham quan tăng liên tục.
Với đợt sáp nhập từ 1-7 này, du lịch Đà Nẵng (mới) đang nắm trong tay những tài nguyên khổng lồ gồm 3 di sản văn hóa UNESCO (Hội An, Mỹ Sơn, Ma Nhai Ngũ Hành Sơn), vệt bờ biển cát trắng mịn trong danh sách "các bãi biển đẹp nhất hành tinh" kéo dài gần 200km cùng chuỗi làng nghề lâu đời…
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận