Hòa đàm Ukraine: Một cuộc mặc cả khác

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio ngày 18-4 đã nói "chúng ta phải chuyển qua chuyện khác" nếu như "không thể kết thúc cuộc chiến ở Ukraine". Lời đe dọa từ bỏ hòa đàm này có ý nghĩa như thế nào?

Ukraine - Ảnh 1.

Cảnh hoang tàn tại một tiệm bánh sau cuộc không kích của Nga vào Sumy (Ukraine) ngày 18-4 - Ảnh: REUTERS

Washington sẽ từ bỏ các nỗ lực kết thúc cuộc chiến nếu không thể làm trung gian cho "những tiến bộ thực chất" trong vài ngày tới, ngoại trưởng Mỹ nói khi rời hội nghị ở Paris về Ukraine, nơi ông đã gặp tổng thống chủ nhà Emmanuel Macron.

Nhóm "E3" đang ở quanh bàn và chúng tôi thực hiện điều này bằng tham vọng của châu Âu.

Một cố vấn cấp cao của Tổng thống Emmanuel Macron nói với báo giới hôm 17-4, sau cuộc hội đàm của các quan chức cấp cao đến từ Mỹ và ba quốc gia hàng đầu châu Âu (Pháp, Anh và Đức, European Big Three).

Từ bỏ hòa đàm?

Hiện chưa rõ tuyên bố của ông Rubio có nghĩa là Mỹ từ bỏ nỗ lực đạt được thỏa thuận ngừng bắn 30 ngày giữa Nga và Ukraine hay từ bỏ hoàn toàn những nỗ lực của Washington với cuộc chiến tại Ukraine.

Nhưng những nhận xét đó chắc chắn gây lo lắng ở Ukraine - vốn vẫn phải dựa chủ yếu vào hỗ trợ quân sự từ Mỹ, đồng thời được cho là chỉ dấu cho thấy chính quyền Trump đang muốn châu Âu gây sức ép lớn hơn để có thể mở ra cơ hội hòa đàm tốt hơn.

"Nếu vì lý do nào đó mà một trong hai bên khiến mọi chuyện quá khó khăn, chúng tôi sẽ nói quý vị là đồ ngốc, quý vị thật kinh khủng, vậy thì phải bỏ thôi - chính Tổng thống Trump nói về hòa đàm liên quan cuộc chiến tại Ukraine - Nhưng hy vọng chúng tôi sẽ không phải như vậy". Một lần nữa ông Trump lại cho thấy thủ thuật thương lượng quen thuộc của ông: buộc các đối tác/đối thủ phải nhượng bộ bằng cách đe dọa (điều mà ông chưa chắc đã làm sau đó).

Đáp lại tuyên bố của ông Rubio, Nga phát đi tín hiệu là họ cũng chẳng sốt sắng gì với chuyện ngừng bắn - đây cũng là thông điệp nhất quán của Matxcơva kể từ khi họ nối lại một số trao đổi với chính quyền Mỹ, khiến cho lời hứa "kết thúc cuộc chiến trong 24 giờ" của ông Trump khi tranh cử giờ càng viển vông.

Hôm 17-4, hội đàm cấp cao giữa Mỹ, châu Âu và Ukraine đã diễn ra ở Paris, lần đầu tiên trong chính quyền Trump, với mục tiêu xây dựng quan điểm "đồng quy hơn" giữa Washington và châu Âu.

Ông Rubio nói các cuộc thương lượng có tính xây dựng cao, nhưng rõ ràng là Tổng thống Trump đang mất dần kiên nhẫn. Trong cuộc hội đàm, một "khuôn khổ chung" cho hòa bình, trên thực tế là kế hoạch do Mỹ đề ra, đã được trình bày với Ukraine nhưng ông Rubio không cho biết chi tiết gì về các đề xuất.

Cũng ngày 17-4, ông Rubio đã điện đàm với người đồng cấp Nga Sergey Lavrov. Bộ Ngoại giao Mỹ thuật lại rằng trong cuộc điện đàm ông Rubio nhận xét rằng "hòa bình chỉ có được nếu tất cả các bên cam kết đạt cho được một thỏa thuận".

Bộ Ngoại giao Nga thì mô tả cuộc gọi dè dặt hơn. Phía Nga nói ông Lavrov "khẳng định lại rằng Matxcơva sẵn sàng tiếp tục các nỗ lực hợp tác với những đối tác Mỹ nhằm giải quyết toàn diện nguyên nhân gốc rễ cuộc khủng hoảng Ukraine". Tóm lại, không có gì khác trước.

Trong cuộc họp báo ngày 18-4, khi được hỏi Nga có trả lời đề nghị ngừng bắn của ông Trump trong tuần này không, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói chấm dứt cuộc chiến không phải là "đề tài đơn giản" và Nga tìm kiếm một giải pháp "đảm bảo được lợi ích của chúng tôi".

"Chúng tôi cởi mở với đối thoại - ông Peskov nói - Đã có những tiến bộ nhất định nhưng nhiều cuộc thảo luận khó khăn vẫn còn ở phía trước".

Một số kịch bản nếu hòa đàm cho Ukraine bế tắc

Kiev hiện chưa có phản ứng chính thức nào về bình luận của ông Rubio nhưng Đài CNN dẫn lời Mykhailo Samus - giám đốc Mạng lưới Nghiên cứu địa chính trị mới ở Kiev - nói Mỹ mà rời các cuộc hòa đàm thì sẽ là sự thừa nhận công khai rằng ông Trump "bất lực trong cuộc chiến tranh Nga - Ukraine".

Ông Samus nói điều đó sẽ "nêu nghi vấn về khả năng ký thỏa thuận nguồn tài nguyên chiến lược Mỹ - Ukraine". Hôm 17-4, Ukraine và Mỹ đã ký ghi nhớ "hướng tới hiệp định đối tác kinh tế", theo Bộ Kinh tế Ukraine, ý chỉ các thỏa thuận khoáng sản đất hiếm mà ông Trump từng muốn Ukraine nhượng bộ cách đây chưa lâu.

Có một số kịch bản đã được đề ra nếu hòa bình đi vào bế tắc. Một trong số đó Mỹ có thể tăng gấp đôi viện trợ quân sự cho Ukraine. Dù ông Trump từng tìm cách lôi kéo Nga, thái độ rất cương quyết của Matxcơva là một nguyên nhân quan trọng khiến ngay cả một thỏa thuận ngừng bắn 30 ngày, do chính ông Trump đề xuất, cũng không đạt được.

Tất nhiên kịch bản này không hề chắc chắn, do sẽ là động thái "quay xe" hoàn toàn so với chính sách giảm bớt can thiệp ở nước ngoài mà nhiều người ủng hộ ông Trump muốn thấy, và cũng là động thái "quay xe" so với những gì diễn ra thời gian qua mà nhiều người đánh giá chính sách của ông Trump ngả nhiều về phía Nga.

Chính quyền Trump cũng có thể ấn định những lệnh trừng phạt mới cứng rắn hơn lên dầu mỏ và khí đốt của Nga, cũng như với các bên vẫn còn mua các mặt hàng này.

Vấn đề nằm ở chỗ hòa bình Ukraine chỉ là một trong nhiều vấn đề nghị trình lớn mà chính quyền Trump và Kremlin quan tâm là gầy dựng lại quan hệ Nga - Mỹ, bao gồm thỏa thuận năng lượng, hợp tác thám hiểm không gian, các hợp đồng khai khoáng cũng như quan hệ tay ba nhạy cảm với Trung Quốc, mà ông Trump không muốn làm tổn hại.

Hòa đàm Ukraine: một cuộc mặc cả khác - Ảnh 2.Hòa đàm Nga - Ukraine không tiến triển, Mỹ mất kiên nhẫn

Tiến trình đàm phán kết thúc chiến tranh tại Ukraine đối diện nguy cơ bị đảo lộn sau loạt diễn biến mới từ Washington, Kiev và cả châu Âu.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp