Không nên tăng phạt giao thông lên 200 triệu đồng, chỉ mong phạt đúng và đủ

Đó là ý kiến của nhiều bạn đọc Tuổi Trẻ Online xoay quanh việc đại biểu đề xuất tăng mức phạt vi phạm giao thông lên 200 triệu đồng.

mức phạt - Ảnh 1.

Theo bạn đọc Tuổi Trẻ Online, mức xử phạt giao thông hiện đã khá cao không cần tăng nặng thêm. Các đơn vị cần thực hiện giám sát, xử phạt nghiêm lỗi vi phạm kết hợp nâng cấp hạ tầng giao thông - Ảnh: MINH HÒA

Nêu ý kiến thảo luận tại tổ về dự luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính tại Quốc hội chiều 16-5, thiếu tướng Nguyễn Thị Xuân - phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk, đề xuất tăng mức phạt vi phạm giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy lên tới 200 triệu đồng.

Mức phạt vi phạm giao thông cần phù hợp với thu nhập?

Trước đề xuất trên, bạn đọc Huy cho rằng tăng mức phạt vi phạm giao thông là cần thiết để răn đe, nâng cao ý thức người dân, đảm bảo an toàn giao thông, giảm ùn tắc hiệu quả.

Nước ta đang áp dụng mức xử phạt hành vi vi phạm giao thông theo nghị định 168 đã hợp lý. Nếu tăng mức phạt lên đến 200 triệu đồng trong khi thu nhập của một số người dân chưa thực sự cao, nên mức phạt này chưa phù hợp với thu nhập.

Việc cần làm trước tiên là phải đầu tư mạnh hơn nữa cho cơ sở hạ tầng giao thông, đưa việc an toàn giao thông vào trong giáo dục tại tất cả các trường học, cấp học.

Đồng tình, bạn đọc Hà Đăng góp ý trường hợp muốn nâng mức xử phạt, các cơ quan chức năng cần dựa trên số liệu thống kê cụ thể để tăng tính thuyết phục.

Trong đó, cần thiết tính toán tăng nặng với những vi phạm mà mức phạt hiện nay chưa đủ răn đe như lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để kinh doanh, đậu xe gây tắc đường...

Bạn đọc Alek dẫn chứng những nước có mức phạt vi phạm giao thông rất nặng như Singapore, Thụy Điển, Na Uy... Khi phạt nặng như vậy, các nước này người dân có thu nhập rất cao, các điều luật nhất quán, hạ tầng đồng bộ với hệ thống biển báo hiệu đầy đủ.

Bên cạnh đó, họ kiểm soát giao thông thông minh, hầu hết áp dụng phạt nguội rõ ràng, chính xác. Nhờ đó có những nước như Đức, Hà Lan, Nhật Bản tới nay không cần phạt quá cao mà hiệu quả rất tốt nhờ vào xây dựng hạ tầng, khung pháp lý linh hoạt.

Phạt vi phạm giao thông cần đúng và nghiêm

Bạn đọc Hiệp nhận định: "Luật hiện hành đã đủ răn đe nhưng quan trọng là phải siết thực hiện nghiêm giám sát, xử lý đúng luật, công khai, minh bạch. Luật là do không xử lý triệt để chứ không phải mức phạt không đủ mạnh".

"Đề nghị các đơn vị chức năng hãy tập trung vào cải thiện hạ tầng, biển báo, tuyên truyền giáo dục hành vi hơn là chỉ tăng mức xử phạt bằng tiền", một bạn đọc đề nghị.

Một số bạn đọc khác đồng ý quy định mức xử phạt theo nghị định 168 đã phù hợp. Vấn đề là  cần siết chặt hơn nữa quá trình thực hiện quy định, công tác tuần tra, xử phạt đúng và đủ, đảm bảo tính rõ ràng.

Điều này giúp cải thiện dần ý thức người dân, không để xảy ra tình trạng lờn luật, lơ là chấp hành vì nghĩ "đi sai lỗi nhỏ không bị phạt" hoặc "né cảnh sát giao thông thì không bị phạt". 

Đối với trường hợp cố tình vi phạm gây đe dọa đến an toàn giao thông thì cần kiên quyết xử lý hình sự.

Đặc biệt công tác tuyên truyền nâng cao ý thức từ ghế nhà trường đến xã hội rất quan trọng. Một số hành vi vi phạm giao thông có thể nghiên cứu phạt thêm lao động công ích để nhớ, tránh tái phạm.

Thí điểm dùng công nghệ ghi nhận, phạt tất cả vi phạm giao thông

TS Thái Thị Tuyết Dung cho rằng mức phạt giao thông hiện nay đã rất cao so với thu nhập người dân. Việc chấp hành của người dân vừa qua là tốt.

Tuy nhiên một số trường hợp, việc tuân thủ luật giao thông vẫn chưa cao. Vì vậy cần xem lại các yếu tố khác như cơ chế bảo đảm tuân thủ (xử phạt nghiêm, công bằng…), hạ tầng giao thông hơn là tăng chế tài.

Rõ ràng vi phạm giao thông là vi phạm phổ biến và công khai nên chúng ta dễ nhìn thấy, còn các vi phạm ẩn khác như an toàn thực phẩm, thuế, môi trường… khả năng vi phạm càng cao nữa, nhưng đôi khi không được các đại biểu kiến nghị.

Do vậy mức cao nhất của chế tài giao thông cần tính toán cho phù hợp với các vi phạm trong lĩnh vực khác, phù hợp với đời sống người dân, bởi lẽ đại đa số người dân đều tham gia giao thông.

Thay vì tăng mức phạt, cơ quan thẩm quyền cần ứng dụng công nghệ để ghi nhận và xử phạt các hành vi vi phạm giao thông ở những tuyến đường có hạ tầng, biển báo giao thông chuẩn chỉnh, ví dụ như cao tốc, đường vành đai hay những tuyến đường trục lớn, mật độ giao thông đông đúc như đường Phạm Văn Đồng, Mai Chí Thọ, Nguyễn Văn Linh...

Người tham gia giao thông ở tâm thế sợ phạt hoặc bị phạt liên tục sẽ thay đổi ý thức và hình thành văn hóa chấp hành nghiêm quy định pháp luật. Việc thí điểm sau đó cần mở rộng dần qua các tuyến đường khác.

Mặt khác chế tài hành chính phải đặt trong mối quan hệ với chế tài hình sự. Hiện nay hình phạt tiền trong luật hình sự áp dụng với nhiều hành vi mức phạt khá thấp.

Trong trường hợp nếu nhìn nhận một số hành vi vi phạm an toàn giao thông có thể gây hại, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tính mạng, an toàn xã hội, thì có thể nghiên cứu để chuyển các hành vi đó sang chế tài hình sự.

Mức phạt vi phạm giao thông hiện đã khá cao, việc cần làm là xử phạt đúng và đủ - Ảnh 1.Đại biểu đề xuất tăng mức phạt vi phạm giao thông lên 200 triệu đồng

Thiếu tướng Nguyễn Thị Xuân đề xuất tăng mức phạt tiền tối đa vi phạm giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy lên tới 200 triệu đồng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp