16/04/2025 20:12 GMT+7

Lần đầu quay được mực khổng lồ trong tự nhiên

Lần đầu tiên sau một thế kỷ, một con mực khổng lồ non đã được quay phim trong môi trường sống tự nhiên dưới đáy biển Nam Đại Tây Dương.

mực khổng lồ - Ảnh 1.

Loài mực khổng lồ lần đầu tiên được quay phim trong môi trường sống tự nhiên dưới biển sâu Nam Đại Tây Dương - Ảnh: NPR

Theo Đài NPR ngày 15-4, một con mực khổng lồ lần đầu tiên được quay phim trong môi trường sống tự nhiên dưới đáy biển sâu, một cột mốc quan trọng kể từ khi loài này được phát hiện vào năm 1925.

Người phát hiện con mực này là chuyên gia về cá biển sâu Thom Linley, khi ông đang chuẩn bị cho chuyến lặn và bắt gặp khóe mắt của con mực. Ông lập tức gửi hình ảnh cho tiến sĩ Kat Bolstad tại Đại học Công nghệ Auckland - chuyên gia về mực biển sâu - để xác thực, nhưng hình ảnh quá mờ để có thể xác định chính xác.

Video lần đầu tiên loài mực khổng lồ được ghi hình ở môi trường sống sau 100 năm

Sau đó, ông liên hệ nhà nghiên cứu về mực thủy tinh Aaron Evans, hai người nhanh chóng xác định đây chính là mực khổng lồ dựa vào đặc điểm móc trên xúc tu.

Tiến sĩ Bolstad bày tỏ thích thú khi xem đoạn video lần đầu tiên loài mực khổng lồ được ghi hình tại môi trường sống của chúng. "Trong suốt 100 năm qua, chúng ta chủ yếu biết đến loài này qua các mảnh xác trong dạ dày cá voi và chim biển, hoặc như những kẻ săn mồi của cá răng nanh bị đánh bắt", bà nói.

Con mực được phát hiện là con non, có chiều dài khoảng 30cm ở độ sâu gần 600m dưới mặt nước tại Nam Đại Tây Dương vào tháng 3. Đoạn phim được thu bởi một thiết bị điều khiển từ xa của Viện Hải dương học Schmidt (Mỹ).

Con mực này có mắt và cơ quan nội tạng ánh ngọc trai, cơ thể trong suốt - đặc điểm điển hình của họ mực kính (Cranchiidae), còn gọi là "mực thủy tinh". Theo tiến sĩ Bolstad, khi trưởng thành, cơ thể chúng sẽ dày và đục hơn do phát triển cơ bắp.

Mực khổng lồ vốn là loài sinh vật bí ẩn, sinh sống ở vùng biển sâu gần Nam Cực. Chúng có thể dài tới 7m và nặng hơn 500kg, trở thành loài không xương sống nặng nhất từng được biết đến. Đặc điểm đáng chú ý của chúng là các móc trên xúc tu, giúp săn mồi và chống lại kẻ thù như cá nhà táng.

Vì có mắt rất lớn và nhạy cảm, chúng thường tránh xa thiết bị nghiên cứu có ánh sáng hoặc âm thanh mạnh, khiến việc ghi hình cực kỳ khó khăn, tiến sĩ Bolstad cho biết.

Việc ghi hình thành công con mực non này mở ra cơ hội hiếm có để nghiên cứu hành vi và sự phát triển ban đầu của loài vật kỳ bí này, điều mà trước đây chỉ có thể suy đoán từ những loài mực tương tự.

Lần đầu tiên quay được mực khổng lồ trong môi trường tự nhiên - Ảnh 3.Phát hiện hệ sao đôi cực hiếm, chưa từng thấy trong lịch sử thiên văn

Các nhà thiên văn học vừa phát hiện một hệ sao đôi gồm hai sao lùn trắng với khối lượng lớn, quay rất sát nhau và dự đoán sẽ diễn ra một vụ nổ siêu tân tinh cực hiếm.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp