18/07/2025 20:43 GMT+7

Một con sếu được chuyển giao từ Thái Lan về Việt Nam đã tử vong

Tối 18-7, thông tin từ UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết có một con sếu đã tử vong do không thích nghi được với môi trường, riêng 5 con sếu còn lại khỏe mạnh, cơ bản thích nghi với môi trường khu bảo tồn của Vườn quốc gia Tràm Chim.

Một con sếu được chuyển giao từ Thái Lan về Việt Nam đã tử vong - Ảnh 1.

Những con sếu đầu đỏ đang được chăm sóc tại khu bảo tồn thuộc phân khu A3, Vườn quốc gia Tràm Chim - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT (chụp màn hình)

Theo báo cáo của Vườn quốc gia Tràm Chim, 6 con sếu đầu đỏ đưa về Vườn quốc gia Tràm Chim được nuôi nhốt, thực hiện đúng theo hướng dẫn của các chuyên gia tại Thái Lan cũng như tư vấn của Hội Sếu quốc tế.

Tuy nhiên có 1 con sếu không thích nghi được nên đã tử vong. Hiện 5 con sếu còn lại khỏe mạnh, đang được chăm sóc tốt, cơ bản thích nghi với môi trường khu bảo tồn thuộc phân khu A3, Vườn quốc gia Tràm Chim.

Về nguyên nhân tử vong, các chuyên gia Thảo cầm viên đã phối hợp với thú y tỉnh Đồng Tháp, chuyên gia Thái Lan và Hội Sếu quốc tế khám tử con sếu nêu trên. Kết quả không ghi nhận dấu hiệu liên quan đến chấn thương, viêm nhiễm, ký sinh trùng nội tạng hay dị vật đường tiêu hóa.

Kết quả khám tử cho thấy con sếu không phải chết do các nguyên nhân liên quan đến quá trình vận chuyển từ Thái Lan về Việt Nam hay nuôi cách ly tại Thảo cầm viên Sài Gòn, Vườn quốc gia Tràm Chim.

Nguyên nhân tử vong có thể là không thích nghi được dẫn đến suy nhược cơ thể.

Quá trình suy nhược cơ thể đã làm giảm sức đề kháng và khả năng thích nghi với môi trường mới. Quan sát trong thời gian nuôi cách ly cho thấy con sếu này đã có biểu hiện ít vận động và ăn uống kém hơn nhiều so với các con sếu khác.

sếu - Ảnh 2.

Chuồng nuôi sếu bán hoang dã ở phân khu A3, Vườn quốc gia Tràm Chim - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Tiến sĩ Trần Triết - Hội Sếu quốc tế, giảng viên Trường đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM - cho biết quá trình vận chuyển từ Thái Lan về Việt Nam thực sự rất khó khăn cho sếu do kéo dài 16 giờ, bằng phương tiện đường bộ và đường hàng không, trong điều kiện thời tiết nắng nóng, sếu lại không được ăn và uống do phải ở trong thùng cách ly.

Việc vận chuyển động vật, nhất là những loài chim có kích thước lớn như sếu, luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do vậy việc toàn bộ 6 con sếu về đến Việt Nam an toàn là một thành công rất lớn, tạo tiền đề cho những lần vận chuyển sắp tới.

"Đây là lần đầu tiên có hợp tác song phương giữa hai quốc gia Việt Nam - Thái Lan trong việc chuyển giao sếu đầu đỏ phục vụ công tác bảo tồn, phục hồi quần thể loài và cũng là lần đầu tiên vận chuyển sếu đã lớn (7 tháng tuổi).

Trong quá trình chuẩn bị, bác sĩ Diana Boon, trưởng bộ phân thú y của Hội Sếu quốc tế, đã tư vấn cho nhóm công tác Thái Lan và Việt Nam cần chuẩn bị tinh thần cho những tình huống xấu nhất. 

Theo bác sĩ Diana Boon, những chấn thương như gãy chân, gãy cánh, hay chấn thương ở vùng cổ rất dễ xảy ra và có thể dẫn đến tử vong", ông Triết nêu.

Trước đó ngày 10-4, 6 con sếu đầu đỏ chuyển giao từ Thái Lan về Việt Nam được thực hiện thành công và thực hiện cách ly, kiểm dịch tại Thảo cầm viên Sài Gòn. Ngày 20-4, 6 con sếu tiếp tục được chuyển về Vườn quốc gia Tràm Chim để tiếp tục chăm sóc, nuôi dưỡng tại phân khu A3.

Một con sếu đã tử vong do không thích nghi được với môi trường   - Ảnh 3.Bảo tồn sếu đầu đỏ ở Vườn quốc gia Tràm Chim là việc khó khăn, phải kiên trì

Chiều 18-7, UBND tỉnh Đồng Tháp đã làm việc với Vườn quốc gia Tràm Chim về công tác phát triển du lịch và nghe báo cáo việc thực hiện đề án bảo tồn sếu đầu đỏ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp