05/07/2025 10:46 GMT+7

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư 26 quy định nhiều nội dung mới về việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, hướng đến mục tiêu quản lý minh bạch, hiệu quả và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bệnh.

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’ - Ảnh 1.

Người dân mua thuốc tại một cửa hàng thuốc ở Hà Nội - Ảnh minh họa: TTX

Những điểm thay đổi tưởng chừng nhỏ, như yêu cầu ghi rõ liều dùng mỗi lần, số lần dùng trong ngày, số ngày sử dụng, kiểm soát kê đơn kháng sinh… lại mang ý nghĩa rất lớn trong thực tiễn điều trị, góp phần hạn chế sai sót, nâng cao hiệu quả và an toàn khi sử dụng thuốc.

Cụ thể, rõ ràng hơn để tránh sai sót

Theo Thông tư 26, ngoài các thông tin cơ bản như trước đây (tên thuốc, hàm lượng, số lượng…), đơn thuốc mới bắt buộc phải ghi rõ cách dùng, bao gồm liều dùng mỗi lần, số lần trong ngày, thời gian sử dụng.

Quy định này nhằm chấm dứt tình trạng người bệnh tự chia thuốc theo ý hiểu, dẫn đến uống sai giờ, sai liều, làm giảm hiệu quả điều trị, thậm chí gây hại sức khỏe.

Ông Vương Ánh Dương, phó cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết: "Trước đây vẫn có quy định bác sĩ hướng dẫn cách dùng thuốc, nhưng lần này quy định kỹ hơn, yêu cầu ghi trực tiếp trên đơn để người bệnh dễ hiểu, dễ thực hiện, giảm nguy cơ quên liều hay uống sai.

Ví dụ thay vì chỉ ghi là "mỗi ngày uống 4 viên chia 2 lần", thì nay quy định yêu cầu phải ghi cụ thể là "mỗi lần uống mấy viên", để tránh tình trạng người bệnh tự chia theo ý hiểu, có thể uống 3 viên buổi sáng, 1 viên buổi tối hoặc ngược lại.

Việc dùng thuốc không đều, không đúng thời gian sẽ làm giảm hiệu quả điều trị, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó quy định mới yêu cầu kê rõ số lần dùng trong ngày, mỗi lần bao nhiêu viên.

Tăng kiểm soát thuốc kháng sinh, thuốc gây nghiện

Thông tư 26 cũng bổ sung nguyên tắc kê đơn thuốc "chỉ khi thật sự cần thiết", phù hợp với Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh lạm dụng kháng sinh, bán thuốc không theo đơn vẫn tồn tại tại lâu nay.

Ông Dương lý giải khi chưa có kê đơn điện tử toàn diện, việc bán thuốc theo đơn còn khó kiểm soát, nhưng tới năm 2026 khi tất cả cơ sở khám chữa bệnh bắt buộc áp dụng kê đơn điện tử, hệ thống sẽ kết nối với nhà thuốc.

Khi đó người bệnh đi mua thuốc sẽ được kiểm soát theo đơn đã kê trong hệ thống. Những đơn nào được bán đến đâu, những loại thuốc nào bị bán sai so với kê đơn - tất cả đều có thể theo dõi được. Đây là bước tiến rất lớn trong kiểm soát tình trạng bán thuốc không theo đơn, đặc biệt là thuốc kháng sinh.

Ngoài ra Thông tư 26 cũng bổ sung quy định về trách nhiệm hoàn trả thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất trong trường hợp người bệnh không sử dụng hết hoặc tử vong.

Phần thuốc này phải được trả lại cho cơ sở khám chữa bệnh đã cấp phát, cơ sở y tế sẽ tiếp nhận và xử lý theo đúng quy định pháp luật để tránh thất thoát, sử dụng sai mục đích, tuồn ra thị trường.

Ông Dương cũng cho hay một thay đổi quan trọng nữa là việc tích hợp số định danh cá nhân vào đơn thuốc. Người bệnh chỉ cần cung cấp số định danh, các thông tin như họ tên, ngày sinh, địa chỉ... sẽ tự động liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia, rút ngắn thời gian kê đơn, giảm sai sót và đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Đây là bước đi quan trọng để xây dựng hồ sơ sức khỏe điện tử thống nhất, phục vụ chăm sóc sức khỏe liên tục và quản lý y tế suốt đời.

Bên cạnh đó, sổ khám bệnh truyền thống cũng sẽ dần được thay thế bằng hồ sơ bệnh án điện tử. Điều này có thể khiến một bộ phận người dân ở vùng sâu vùng xa bỡ ngỡ, nhưng Bộ Y tế đã lên kế hoạch tập huấn, truyền thông, hỗ trợ kỹ thuật để người dân và y tế cơ sở tiếp cận thuận lợi.

"Hồ sơ bệnh án điện tử không chỉ hiện đại, chính xác mà còn bảo vệ người bệnh tốt hơn, đảm bảo xuyên suốt thông tin điều trị", ông Dương nhấn mạnh.

Khi hệ thống kê đơn điện tử được kết nối đồng bộ với quản lý dược quốc gia, việc giám sát, kiểm tra và xử lý sai phạm sẽ nhanh chóng và minh bạch. Người dân cũng có thể tra cứu loại thuốc, liều dùng, lịch sử điều trị qua mã QR trên đơn thuốc điện tử, chủ động hơn trong việc theo dõi sức khỏe.

Để bảo đảm đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế, đặc biệt ở tuyến cơ sở, kịp thích ứng với quy trình kê đơn điện tử, Bộ Y tế đang đẩy mạnh tập huấn, cung cấp phần mềm dễ sử dụng, kỹ năng tin học cơ bản và các hỗ trợ kỹ thuật cần thiết.

Tất cả những thay đổi này, theo ông Dương, đều vì mục tiêu lâu dài là tăng tính minh bạch, giảm lạm dụng thuốc, và đặt sự an toàn, quyền lợi người bệnh làm trung tâm.

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’ - Ảnh 2.Tự ý sử dụng kháng sinh, nhiều trẻ mất cơ hội điều trị tốt nhất

Hiện nay nhiều cha mẹ vẫn tự ý dùng kháng sinh cho trẻ. Việc mua kháng sinh dễ dàng, sử dụng không đúng… đang làm tăng nguy cơ kháng thuốc ở trẻ, khiến trẻ mất đi cơ hội điều trị tốt nhất, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp