Thực hư thông tin nông dân Mỹ phát hiện xương kỳ lân ở bang Iowa

Một video làm theo cách thức như một bản tin truyền hình đưa tin về việc phát hiện xương kỳ lân ở Mỹ đã thu hút hàng triệu lượt xem trên mạng, nhưng sau đó nội dung được phát hiện là dàn dựng bằng AI.

Video lan truyền trên TikTok mô phỏng bản tin truyền hình về việc một nông dân Iowa phát hiện xương kỳ lân - Nguồn: TikTok

Những ngày cuối tháng 7, mạng xã hội xuất hiện thông tin một nông dân ở bang Iowa, Mỹ, đã phát hiện bộ xương kỳ lân trong lúc cày ruộng, thu hút sự chú ý.

Thông tin này được lan truyền thông qua một video mô phỏng bản tin truyền hình và nhanh chóng thu hút hàng triệu lượt xem trên Facebook và TikTok.

Theo báo cáo xác minh ngày 25-7 của tổ chức kiểm chứng Snopes, đoạn video lan truyền bắt nguồn từ tài khoản TikTok có tên người dùng @realscarytok.

Video này được làm giống hệt như một bản tin truyền hình, với hình ảnh và lời dẫn ăn khớp nhau. Trong video còn có những người xuất hiện như thể đang được phỏng vấn, khiến người xem dễ tưởng đó là bản tin thật.

Tài khoản đăng video đã chèn các thẻ hashtag như "AI" và "châm biếm" lẫn trong phần mô tả, cho biết đây là nội dung do trí tuệ nhân tạo tạo ra với mục đích giải trí, không phải là tin thật.

Snopes cho biết tài khoản này thường xuyên đăng các video giả dạng bản tin với cách dàn dựng tương tự và luôn đính kèm hashtag cho biết nội dung chỉ mang tính châm biếm và được dựng bằng AI.

kỳ lân - Ảnh 1.

Hình ảnh "xương kỳ lân" được dựng bằng AI - Ảnh: TikTok Realscarytok

Theo ghi nhận của Snopes, không có bất kỳ hãng tin hay cơ quan báo chí uy tín nào ở Mỹ hay quốc tế ghi nhận vụ việc này.

Khi tìm kiếm trên các công cụ như Bing, DuckDuckGo, Google và Yahoo, không có kết quả nào cho thấy báo chí chính thống từng đưa tin về chuyện phát hiện bộ xương kỳ lân ở Iowa.

Dù không có bằng chứng xác thực, những câu chuyện về xương kỳ lân vẫn gây chú ý vì tính chất kỳ lạ và hình ảnh thu hút.

Trong tháng 7, tờ The Sun của Anh từng đưa tin về một hộp sọ kỳ lân giả được phát hiện tại Anh, trong khi một đài truyền hình địa phương ở Des Moines, bang Iowa, cũng từng đưa tin về việc một người dân tìm thấy xương của loài động vật thời tiền sử.

Ngoài ra, Đài CNN cũng từng đưa tin về một loài sinh vật cổ đại có sừng được phát hiện ở vùng Siberia vào năm 2016.

Trước đó Snopes cũng từng kiểm chứng nhiều tin đồn khác liên quan đến kỳ lân, bao gồm cả thông tin cho rằng việc săn kỳ lân là hợp pháp tại bang Michigan, Mỹ.

Tổ chức này cho biết những câu chuyện như vậy thường xuất phát từ các nguồn nội dung mang tính châm biếm hoặc giải trí, nhưng nếu không có chú thích rõ ràng, người xem rất dễ hiểu lầm đó là thông tin thật.

Thông tin nông dân Mỹ phát hiện xương kỳ lân là giả - Ảnh 2.Có thực kỳ lân là linh vật quốc gia của Scotland?

Dù chỉ tồn tại trong truyền thuyết, kỳ lân lại được Scotland chính thức chọn làm linh vật quốc gia, xuất hiện trên quốc huy và được tôn vinh hằng năm.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp