Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm

Bộ Y tế đang lấy ý kiến dự thảo nghị định sửa đổi, thay thế nghị định 15 về quản lý an toàn thực phẩm, với hàng loạt quy định mới nhằm bịt kín kẽ hở trong quản lý thực phẩm chức năng và thực phẩm bổ sung.

Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm - Ảnh 1.

Cơ quan chức năng xử lý hiện trường thực phẩm chức năng bị đổ trộm tại Quảng Ninh - Ảnh: TTO

Sẽ kiểm soát từ phòng thí nghiệm đến thị trường

Đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi, dự thảo yêu cầu phải kiểm soát chặt chẽ thành phần, chỉ tiêu an toàn, chất lượng, công dụng ngay từ khâu nghiên cứu phát triển đến khi đăng ký và đưa ra thị trường.

Trước đây, doanh nghiệp chỉ cần cam kết tuân thủ và hoàn toàn tự chịu trách nhiệm, dẫn đến tình trạng một số đơn vị cố tình pha trộn các thành phần không có thực chất tác dụng, chỉ để quảng cáo "nổ" trên nhãn mác.

Theo Bộ Y tế, mô hình quản lý này được tham khảo từ các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, để ngăn ngừa sản phẩm kém chất lượng lọt ra thị trường.

Theo đó, trong hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, Bộ Y tế đã đặt ra quy định mới yêu cầu doanh nghiệp phải báo cáo rõ ràng, đầy đủ về quá trình phát triển sản phẩm, minh bạch từ thành phần, công dụng đến bằng chứng khoa học liên quan.

Trước hết, doanh nghiệp phải báo cáo cơ sở lựa chọn công thức sản phẩm. Nghĩa là họ cần lý giải vì sao lại phối hợp những thành phần đó với nhau để tạo nên công dụng chính, cũng như giải thích về các thành phần phụ có thể được bổ sung.

Đồng thời, việc nghiên cứu tương tác giữa các thành phần với nhau, giữa thành phần với phụ liệu, bao bì tiếp xúc trực tiếp (bao bì cấp 1) cũng phải được thực hiện và báo cáo rõ ràng.

Bên cạnh đó, toàn bộ quá trình thử nghiệm, bao gồm thử nghiệm nội bộ hoặc các thử nghiệm lâm sàng (nếu có) cũng cần được tổng hợp đầy đủ để chứng minh sản phẩm an toàn, hiệu quả trước khi lưu thông.

Một yêu cầu quan trọng khác là doanh nghiệp phải thuyết minh chi tiết về nguồn gốc và công dụng của từng thành phần trong sản phẩm. Từng nguyên liệu phải được công bố rõ ràng như có nguồn gốc hóa tổng hợp, hay chiết xuất từ thực vật, động vật, khoáng chất, hay vi sinh vật hay không.

Đồng thời, doanh nghiệp phải giải thích cụ thể tác dụng của từng thành phần, lý do phối hợp chúng trong công thức và cách chúng góp phần vào công dụng tổng thể của sản phẩm. Ngoài ra phải có căn cứ hợp lý về lý do lựa chọn liều lượng khuyến cáo và đối tượng sử dụng như ghi trên nhãn, nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi người tiêu dùng.

Không dừng lại ở lời cam kết như quy định hiện nay, trong hồ sơ các doanh nghiệp còn bắt buộc cung cấp bằng chứng khoa học chứng minh công dụng đã công bố. Điều này có thể bao gồm các nghiên cứu, tài liệu y khoa, công bố khoa học uy tín về từng thành phần cũng như về công thức sản phẩm, kèm liều lượng sử dụng phù hợp.

Dự thảo cũng buộc doanh nghiệp phải công bố cả chỉ tiêu chất lượng bên cạnh chỉ tiêu an toàn, tuân theo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Trước đây doanh nghiệp chỉ cần nộp phiếu kiểm nghiệm an toàn, không buộc chứng minh chất lượng thực tế. Kẽ hở này đã khiến nhiều sản phẩm công bố một kiểu nhưng bán ra một kiểu, đánh lừa người tiêu dùng.

Những yêu cầu nghiêm ngặt này của cơ quan quản lý không chỉ giúp siết chặt an toàn thực phẩm chức năng mà còn xây dựng lại niềm tin nơi người tiêu dùng, những người đang ngày càng quan tâm đến chất lượng và tính minh bạch của thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên thị trường.

Bắt buộc đăng ký bản công bố với thực phẩm bổ sung

Điểm nhấn đầu tiên của dự thảo là yêu cầu thực phẩm bổ sung phải đăng ký bản công bố sản phẩm trước khi lưu thông. Hiện nay thực phẩm bổ sung vẫn nằm trong nhóm thực phẩm chế biến đóng gói sẵn, chỉ cần tự công bố và tự chịu trách nhiệm.

Điều này đã khiến không ít doanh nghiệp lợi dụng để "lách" quản lý, tự xếp sản phẩm của mình thành thực phẩm bổ sung nhằm né các yêu cầu kiểm soát khắt khe hơn.

Không chỉ vậy, vì không phải đăng ký nội dung quảng cáo nên thực phẩm bổ sung bị thổi phồng công dụng, gây nhầm lẫn với thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Dự thảo lần này nhằm chặn triệt để hành vi gian lận này, buộc doanh nghiệp phải minh bạch từ khâu công bố đến quảng cáo, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm - Ảnh 2.Truy nguồn thực phẩm chức năng vứt đầy đường, phát hiện công ty ‘không tồn tại’

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa phát đi cảnh báo người dân không mua, sử dụng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe An vị Mộc Linh, một trong số sản phẩm mới đây bị phát hiện vứt đầy vỉa hè ở Hà Nội.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp