
Tại Đại hội Đảng bộ xã Thạnh Mỹ (TP Đà Nẵng) sáng 25-7, ông A Viết Sơn - nguyên chủ tịch huyện Nam Giang (Quảng Nam cũ), được chỉ định làm bí thư xã Thạnh Mỹ - xã miền núi giữ nguyên phạm vi trong đợt sáp nhập Đà Nẵng - Quảng Nam.

Trong nỗ lực cuối cùng để tránh phải sáp nhập vào CLB SHB Đà Nẵng, CLB Quảng Nam đăng đàn “kêu cứu” để tìm nhà tài trợ mới cho mùa giải 2025-2026.

CLB Quảng Nam nhiều khả năng sẽ không tham dự mùa giải 2025-2026. Cầu thủ sẽ được chuyển giao cho CLB SHB Đà Nẵng sau khi 2 địa phương sáp nhập làm một.

Sau hơn 3 tháng thông xe, cầu Quảng Đà - biểu tượng hữu nghị giữa Quảng Nam và Đà Nẵng trước khi sáp nhập - vẫn chưa thể đưa vào sử dụng.

Tại buổi làm việc thống nhất tổ chức bộ máy ngày 9-7, Hiệp hội Du lịch Quảng Nam và Đà Nẵng (cũ) đã thống nhất sáp nhập, tổ chức hai văn phòng làm việc gồm Hội An và Đà Nẵng.

Ngày 2-7, Chi cục Thống kê TP Đà Nẵng công bố một số điểm đáng chú ý về bức tranh kinh tế Đà Nẵng 6 tháng đầu năm. Số liệu này được tổng hợp từ đóng góp kinh tế Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam trước khi hai địa phương sáp nhập.

Người dân có thể xem bản đồ ranh giới hành chính và địa chỉ trụ sở trung tâm phục vụ hành chính công phường, xã, đặc khu mới hình thành ở Đà Nẵng trên bản đồ số một cách dễ dàng.

Trong ngày đầu chính thức nhập vào Đà Nẵng, nhiều người dân ở các phường, xã cũ của Quảng Nam đến làm thủ tục tại trụ sở xã, phường mới bất ngờ được chào đón bằng hoa tươi kèm lời cảm ơn, chúc mừng.

Đà Nẵng vừa trao quyết định bổ nhiệm 14 giám đốc sở, ngành mới sau sáp nhập Đà Nẵng và Quảng Nam.

Tối 30-6, hàng ngàn người dân đội mưa, đổ về dọc bờ sông Hàn để xem pháo hoa, chào mừng sự kiện hai địa phương Quảng Nam và Đà Nẵng hợp nhất "về chung một nhà", lấy tên là thành phố Đà Nẵng.

Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hợp - giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam - giữ chức giám đốc Công an thành phố Đà Nẵng sau sáp nhập.

Đường phố ở Quảng Nam trang hoàng rực rỡ cờ Tổ quốc, pa nô, áp phích với nhiều khẩu hiệu về một thành phố Đà Nẵng mới "tự hào, tự tin vươn mình phát triển", trụ sở đặt biển tên có chữ thành phố Đà Nẵng trước thềm hai địa phương 'về chung một nhà'.

Nhiều ý kiến góp ý của các nguyên lãnh đạo Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng về phát triển thành phố Đà Nẵng mới trước thềm hai tỉnh thành 'về chung một nhà'.

Thay mặt tân lãnh đạo 4 xã, phường sau sáp nhập của TP Hội An, ông Nguyễn Đức Bình - giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Nam, người được phân công làm bí thư phường Hội An - nói sẽ tiếp nối cách ứng xử từ tốn để giữ gìn bản sắc di sản.

Theo nghị quyết 1659 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Đà Nẵng (mới) năm 2025, địa phương này sẽ có 94 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 23 phường, 70 xã, 1 đặc khu Hoàng Sa.

Ngày 24-6, HĐND tỉnh Quảng Nam khóa X tổ chức kỳ họp thứ 33, đây là kỳ họp cuối cùng trước khi Quảng Nam chính thức sáp nhập với TP Đà Nẵng (dự kiến ngày 1-7).

Sở Nội vụ tỉnh Quảng Nam đề xuất hỗ trợ hơn 280 tỉ đồng cho 1.885 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ra TP Đà Nẵng làm việc sau khi hợp nhất hai địa phương, gồm chi phí đi lại, thuê chỗ ở, hỗ trợ một lần chi phí sinh hoạt.

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú yêu cầu trong phương án nhân sự thành phố Đà Nẵng mới sau hợp nhất Đà Nẵng và Quảng Nam không cục bộ, địa phương, quê anh, quê tôi, quyền anh, quyền tôi, lợi ích nhóm, tiêu cực.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam quyết định tăng cường 34 cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh về cấp xã (mới) giữ các chức vụ bí thư, phó bí thư, chủ tịch UBND. Trong đó có 5 tỉnh ủy viên.

Trong văn bản rà soát nhu cầu thuê, mua nhà ở cho cán bộ từ Quảng Nam ra Đà Nẵng làm việc sau sáp nhập, Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam cho biết cán bộ độc thân thu nhập mỗi tháng trên 15 triệu, đã kết hôn trên 30 triệu không trong diện hỗ trợ.