07/07/2025 18:53 GMT+7

Tỉnh An Giang phải đào tạo nguồn nhân lực 20 năm tới cho kỷ nguyên mới

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân yêu cầu tỉnh An Giang mới phải có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực trong 20 năm tới để đáp ứng yêu cầu bước vào kỷ nguyên mới, nếu không muốn có lao động phổ thông thu nhập thấp như hiện nay.

An Giang - Ảnh 1.

Cử tri kiến nghị bố trí cho cán bộ dôi dư là cán bộ không chuyên trách hợp lý hơn - Ảnh: BỬU ĐẤU

Chiều 7-7, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dẫn đầu Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang (đơn vị số 1 và số 6) tổ chức tiếp xúc trên 200 cử tri xã Tân Hiệp để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, đóng góp chủ trương, chính sách, pháp luật, ý kiến của cử tri sau kỳ họp thứ 9.

Tại buổi tiếp xúc, ông Lê Văn Sơn (ngụ ấp Đông Thạnh, xã Tân Hiệp) đề nghị chính quyền mạnh tay xử lý tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đang len lỏi vào trong từng lĩnh vực đời sống, từ thuốc, thực phẩm đến vật tư nông nghiệp.

Cử tri phản ánh giá lúa hiện nay bấp bênh. Đặc biệt, tình trạng cán bộ bán chuyên trách dôi dư sau sáp nhập chưa được bố trí thỏa đáng...

Giải đáp một số vấn đề của bà con cử tri, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cho hay tại kỳ họp vừa qua, Quốc hội đã biểu quyết thông qua một số dự án luật, trong đó có việc bỏ hình phạt tử hình.

Phó chủ tịch nước khẳng định luật giảm tử hình nhưng sẽ xử phạt mạnh về kinh tế. Các bộ luật của Việt Nam hiện nay đã đủ sức giáo dục răn đe đối với tội phạm.

Tỉnh An Giang phải đào tạo nguồn nhân lực 20 năm tới cho kỷ nguyên mới - Ảnh 2.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nhấn mạnh nếu không đào tạo nguồn nhân lực trong 20 năm thì người An Giang vẫn bỏ xứ đi làm thuê, thu nhập thấp - Ảnh: BỬU ĐẤU

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cho rằng An Giang dù được xem là vựa lúa, vựa thủy sản của cả nước nhưng đời sống người dân còn nghèo, thu ngân sách vẫn thấp.

Bà nhấn mạnh cần tính toán lại mô hình phát triển. Tới đây có nên tiếp tục trồng lúa hay không? Hoặc phải làm sao để không còn cảnh "được mùa mất giá"?

Địa phương cần xác định rõ hướng đi phù hợp để nâng cao đời sống người dân, dù trong nông nghiệp, dịch vụ hay công nghiệp. Điều quan trọng nhất là người dân phải có cuộc sống tốt hơn.

"Chúng ta tự hào khi hai tỉnh sáp nhập có gần 5 triệu dân, đứng thứ ba cả nước về dân số. Nhưng dân số đông chưa chắc đi cùng chất lượng.

Nhớ lại thời dịch bệnh, nhiều người lao động từ Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM phải trở về quê, đa phần là lao động phổ thông, không ai mang theo gì.

Vậy trong 5 triệu dân đó, có bao nhiêu người đủ năng lực để xây dựng đất nước trong kỷ nguyên mới? Nếu không tập trung đào tạo nhân lực trong 20 năm tới, ĐBSCL sẽ mãi loay hoay với bài toán lao động phổ thông, thu nhập thấp", Phó chủ tịch nước nhấn mạnh.

Bà cho rằng để xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả thì nên tổ chức chính quyền hai cấp: tỉnh và xã. Tuy nhiên cấp xã không thể chỉ là sự cộng dồn của 4 xã cũ. Đây là mô hình mới, đòi hỏi phải thay đổi bộ máy, tư duy và nâng cao năng lực cán bộ để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.

"Nếu không đổi mới tư duy và năng lực, sẽ khó thực hiện mô hình mới. Đây là việc khó nên cần tính toán chính sách cho người đang làm để họ có động lực gắn bó, đồng thời có chế độ phù hợp cho người nghỉ công tác để họ yên tâm. Mong hai tỉnh An Giang - Kiên Giang đồng lòng, chung sức", Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nhắn nhủ.

Phải nghĩ lao động nguồn nhân lực sau 20 năm của tỉnh An Giang mới - Ảnh 4.Chủ tịch Quốc hội tiếp xúc cử tri Cần Thơ ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp

Chiều 1-7, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có buổi tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 9, với hơn 300 cử tri của xã Vị Thủy, thành phố Cần Thơ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp