Tranh cãi logo hãng xe Volkswagen: Chữ V và W dính liền hay tách nhau?

Dù đã chuẩn hóa từ lâu, biểu tượng của Volkswagen vẫn gây tranh cãi khi nhiều người khẳng định từng thấy chữ V và W dính liền, trái với thiết kế phổ biến hiện tại.

Tranh cãi logo hãng xe Volkswagen: Chữ V và W dính liền hay tách nhau? - Ảnh 1.

Logo của Volkswagen luôn gây tranh cãi về việc chữ V và W liền nhau hay tách biệt - Ảnh: REUTERS

Theo phân tích của trang tin thiết kế Creative Bloq, tranh luận về logo của Volkswagen (VW) vẫn liên tục nổ ra khi một số người khẳng định biểu tượng VW từng xuất hiện với hai chữ cái V và W liền nhau, trái ngược với thiết kế hiện tại là hai chữ cái này được tách biệt một khoảng rõ ràng trong một vòng tròn.

Trong khi đó, nhiều ý kiến khác cho rằng việc tin rằng biểu tượng VW liền nhau là một trường hợp điển hình của hiện tượng hiệu ứng Mandela - một hiện tượng tâm lý khi có nhiều người cùng tin vào một ký ức sai lệch về một sự kiện hoặc hình ảnh vốn không tồn tại.

Tuy nhiên cũng có không ít người phản đối quan điểm này. Họ đã tìm lại ảnh tư liệu, tài liệu lưu trữ và cả các bộ phim có hình ảnh xe Volkswagen nhằm tìm bằng chứng ủng hộ phiên bản biểu tượng VW có dạng liền nhau.

Volkswagen - Ảnh 2.

Một cảnh trong phim Knocked Up (2007) được trích dẫn làm bằng chứng cho giả thuyết biểu tượng VW có dạng liền nhau - Ảnh: REDDIT

Quả thực các ảnh lưu trữ cho thấy từng có thời điểm hai chữ cái V và W trong biểu tượng VW liền nhau, dù điều này chưa từng được hãng xác nhận là chính thức.

Theo Creative Bloq, có thể các logo liền mạch xuất hiện do bên thứ ba tự sản xuất hoặc một số nhà máy đã đơn giản hóa thiết kế bằng cách đúc logo từ một khối kim loại liền để dễ gia công hơn.

Về tác giả logo, tài liệu chính thức từ Volkswagen ghi nhận kỹ sư Franz Reimspiess là người chiến thắng cuộc thi sáng tạo biểu tượng khi đó và nhận thưởng 50 mark Đức.

Tuy nhiên nhà thiết kế người Áo Nikolai Borg từng tuyên bố ông mới là người thiết kế biểu tượng VW vào tháng 6-1939 theo chỉ đạo từ kỹ sư Đức Quốc xã Fritz Todt.

Theo đó thiết kế của ông Borg không có khoảng trống giữa hai chữ cái, khiến nảy sinh giả thuyết rằng Volkswagen đã cố tình thay đổi logo để tránh trả phí bản quyền cho ông Borg.

Tuy nhiên vào năm 2005, Tòa án kinh doanh Vienna đã bác bỏ đơn kiện của ông Borg và khẳng định rằng Volkswagen đã đăng ký bảo hộ thương hiệu từ năm 1938, tức sớm hơn một năm so với thời điểm bản thiết kế của ông được làm ra.

Phán quyết này cho thấy nhiều khả năng thiết kế logo ban đầu của Volkswagen là phiên bản không có khoảng trống giữa các ký tự V và W.

Volkswagen - Ảnh 3.

Logo của Volkswagen qua các thời kỳ - Ảnh: CREATIVE BLOQ

Creative Bloq cho biết các logo đầu tiên của Volkswagen được sử dụng trong giai đoạn năm 1937 và 1939 cũng từng gây tranh cãi vì chứa các yếu tố đồ họa như hình bánh răng và cánh quạt, gợi liên tưởng đến hình ảnh chữ Vạn xuôi chiều kim đồng hồ là biểu tượng của chính quyền thời kỳ Đệ tam đế chế.

Chiếc Volkswagen đầu tiên được phát triển theo yêu cầu của trùm phát xít Hitler, với mục tiêu tạo ra một một mẫu ô tô phổ thông dành cho người dân, đúng với tên gọi "Volkswagen" có nghĩa là "xe của nhân dân".

Sau Thế chiến 2 dưới sự kiểm soát của quân đội Anh, hãng xe này được tái cơ cấu và logo được đơn giản hóa thành hình tròn với hai chữ V và W gần giống như hiện nay.

Tranh cãi logo hãng xe Volkswagen: Chữ V và W dính liền hay tách nhau? - Ảnh 5.Trump Mobile xóa thông tin về xuất xứ điện thoại T1 sau khi ra mắt

Trang web của Trump Mobile đã âm thầm xóa bỏ thông tin xuất xứ, sau nhiều tranh cãi điện thoại T1 được sản xuất tại Trung Quốc dù được quảng bá là hàng Mỹ chính gốc.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp