Uống thuốc nam phòng bệnh dại, bé trai nguy kịch sau 2 tháng bị chó cắn

Sau khi bị chó cắn, bé trai 13 tuổi được gia đình cho uống thuốc nam, không tiêm phòng hay theo dõi con chó. Hai tháng sau trẻ nhập viện trong tình trạng nguy kịch, nghi mắc bệnh dại.

Uống thuốc nam phòng bệnh dại, bé trai nguy kịch sau 2 tháng bị chó cắn - Ảnh 1.

Các bác sĩ khuyến cáo sau khi bị chó cắn cần tiêm vắc xin, huyết thanh phòng bệnh dại - Ảnh minh họa

Ngày 15-5, Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn thông tin vừa tiếp nhận điều trị bệnh nhi nhập viện sau 2 tháng bị chó cắn.

Khi nhập viện, tình trạng cháu bé rất nặng, mệt mỏi nhiều, ăn kém, sốt cao liên tục. Bệnh nhi được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn, suy hô hấp độ 3, nghi mắc bệnh dại.

Các bác sĩ cho thở máy, truyền kháng sinh, sử dụng thuốc vận mạch nhưng không cải thiện. Nguy cơ tử vong cao nên gia đình xin dừng điều trị.

Theo lời kể gia đình, bé bị chó cắn từ hai tháng trước, song người nhà không đưa trẻ đi tiêm vắc xin mà cho uống thuốc nam để ngừa bệnh.

Theo các bác sĩ, bệnh dại ở động vật, đặc biệt là thú nuôi trong gia đình như chó, mèo thường có nguy cơ tăng cao vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 8 hằng năm.

Theo các chuyên gia y tế, thời tiết nóng bức là điều kiện cho vi rút dại phát triển. 

Thời gian ủ bệnh của bệnh dại có thể từ vài ngày đến vài tháng, thậm chí 1 năm. Nếu không thực hiện dự phòng tốt sẽ dẫn đến những nguy cơ đáng tiếc xảy ra.

Bác sĩ Đào Hữu Nam, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi trung ương, cũng cảnh báo nhiều người còn có tâm lý chủ quan cho rằng chó nhà cắn và tại thời điểm cắn chó bình thường và tâm lý e ngại với vắc xin phòng dại, một số trường hợp trẻ bị chó cắn nhưng không nói với gia đình…

Bác sĩ khuyến cáo, nếu trẻ không may bị súc vật tấn công, gia đình cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được tư vấn, xử trí vết thương, tiêm vắc xin phòng dại và huyết thanh kháng dại kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc.

Chủ động phòng chống bệnh dại

Theo ông Trần Đắc Phu - nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), mùa hè nắng nóng là thời điểm những bệnh truyền nhiễm có thể bùng phát, đặc biệt là bệnh dại.

Nguyên nhân gây bệnh dại chủ yếu là do chó, mèo mắc bệnh dại cắn người, lây truyền bệnh dại sang người. Để chủ động phòng chống bệnh dại mùa nắng nóng, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

- Tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hằng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.

- Không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm.

- Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.

- Khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm cần rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch.

Sau đó tiếp tục rửa lại bằng cồn 70%, cồn iod hoặc povidone, iodine. Lưu ý không được băng kín vết thương. Đồng thời, người bị cắn đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, tiêm ngừa dại kịp thời.

Uống thuốc nam phòng bệnh dại, bé trai nguy kịch sau 2 tháng bị chó cắn - Ảnh 1.Nam thanh niên tử vong sau 50 ngày bị chó lạ cắn

Sau hơn 1 tháng bị chó lạ cắn nhưng không tiêm vắc xin, huyết thanh phòng bệnh dại, nam thanh niên ở Hòa Bình phát bệnh dại rồi tử vong.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp