
Diện tích lúa mùa ở phường Hải Lĩnh, tỉnh Thanh Hóa bị ngập cục bộ do mưa lớn - Ảnh: CTV
Tổng lượng mưa từ 7h ngày 21 đến 11h ngày 22-7 tại các trạm thủy văn khu vực vùng núi từ 70-200mm, khu vực đồng bằng ven biển từ 100-250mm, có nơi cao hơn như: Nga Sơn 412,6mm, Sầm Sơn 340,5mm.
Đến chiều 22-7, nguồn nước tại 581/610 hồ chứa của tỉnh Thanh Hóa cơ bản đảm bảo phục vụ sản xuất. Trong đó có 277/610 hồ chứa đầy nước, còn lại 333/610 hồ chứa thấp hơn mực nước dâng bình thường.
Theo thông tin từ Văn phòng Ban chỉ huy phòng chống thiên tai tỉnh Thanh Hóa, do mưa lớn kéo dài nhiều giờ, đến chiều 22-7, tổng diện tích lúa bị ngập toàn tỉnh gần 7.200ha, tập trung ở khu vực: Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Hà Trung, Nga Sơn; Bỉm Sơn, Thiệu Hóa, TP Thanh Hóa (cũ).
Mưa to đã làm 15 hộ dân với 70 nhân khẩu ở thôn Thành Lợi, xã Tân Thành tạm thời bị chia cắt do nước dâng hơn 1m qua tràn cầu Cửa Dụ.
Bước đầu, mưa lớn tại Thanh Hóa đã gây ra thiệt hại như: sạt lở mái đê phía đồng, thuộc đê tây sông Cùng (đê sông con, cấp 4) đoạn từ K5+858 đến K5+905 ở xã Hoằng Châu với chiều dài khoảng 47m.

Chính quyền xã Hoằng Châu, tỉnh Thanh Hóa huy động nhân lực, vật lực, phương tiện xử lý sự cố sạt lở đê tại địa phương sáng 22-7 - Ảnh: CTV
Sáng 22-7, UBND xã Hoằng Châu đã huy động nhân lực, vật tư, phương tiện xử lý sự cố đê nêu trên. Cắm mốc, đặt biển cảnh báo nguy hiểm trong phạm vi sạt lở, thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng; không cho người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm.

Nhờ tập trung nhân lực, vật lực, phương tiện nên đến chiều 22-7, chính quyền xã Hoằng Châu và ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa đã xử lý xong sự cố sạt lở đê - Ảnh: CTV
Hiện nay 34 trạm bơm do các công ty khai thác công trình thủy lợi ở Thanh Hóa quản lý đang vận hành 151 máy bơm để tiêu úng, chống ngập lụt cho diện tích lúa mùa, nhà của người dân và các công trình dân sinh.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận