Bỏ cấp huyện, trang bị 6.000 xe công cho cấp xã, làm sao để hiệu quả cao hơn?

Xe công cho cấp xã là cần thiết, nhưng để sử dụng xe công hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm cần có sự phân loại kỹ lưỡng, triển khai có trọng tâm và cơ chế giám sát phù hợp.

xe công - Ảnh 1.

Nhờ quản lý xe công tập trung, mỗi năm Cà Mau tiết kiệm được khoảng 17 tỉ đồng - Ảnh: NGUYỄN HÙNG

Bộ Tài chính mới đây đã đề xuất trang bị xe công cho cấp xã theo dự thảo nghị định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô. 

Đề xuất này thu hút nhiều người quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh chính quyền đang đẩy mạnh tinh giản bộ máy, siết chặt chi thường xuyên và thúc đẩy nền hành chính số.

Nhằm góp thêm một góc nhìn về việc sử dụng xe công hiệu quả, TS Phạm Đi (Học viện Chính trị khu vực III) gửi đến Tuổi Trẻ Online bài viết chia sẻ xung quanh vấn đề này. 

Xe công cần thiết, nhưng nên xem xét tính đặc thù

Tại các xã miền núi, vùng sâu vùng xa, nơi giao thông còn nhiều khó khăn, việc bố trí phương tiện phục vụ công vụ là cần thiết. 

Trong các tình huống khẩn cấp như thiên tai, cứu hộ cứu nạn, an ninh trật tự hoặc xử lý hành chính đột xuất, xe công sẽ giúp chính quyền địa phương phản ứng nhanh, kịp thời. 

Tuy nhiên, từ nhu cầu thực tế đến khả năng triển khai đại trà đòi hỏi sự tính toán kỹ lưỡng để bảo đảm hiệu quả.

Một trong những khó khăn lớn nhất khi triển khai chủ trương này là sự chênh lệch khá lớn giữa các địa phương về điều kiện tự nhiên, mật độ dân cư, phạm vi địa bàn và tần suất nhiệm vụ công vụ. 

Chẳng hạn, đối với các xã miền núi hoặc xã biên giới có địa bàn rộng, địa hình hiểm trở có nhu cầu cấp thiết hơn so với các xã đồng bằng hoặc gần trung tâm huyện.

Có xã xử lý nhiều vụ việc liên quan đến an ninh trật tự, dân cư đông đúc, nhưng cũng có xã xử lý công việc ít hơn. 

Rồi chuyện tài xế chuyên trách để đảm nhận việc vận hành xe công. Bài toán nhân sự sẽ kéo theo phát sinh chi phí. 

Hơn nữa, các địa phương vùng cao có thể cần xe bán tải hoặc xe gầm cao, trong khi đồng bằng có thể chỉ cần xe phổ thông. 

Việc tiêu chuẩn hóa có thể tạo ra sự bất cập và lãng phí

Có nên khoán chi phí phương tiện công vụ vào lương cán bộ?

Trang bị xe công cho cấp xã là chủ trương đúng, nhất là trong bối cảnh nhiều địa phương còn thiếu thốn điều kiện công tác. Tuy nhiên, để chính sách này hiệu quả và tiết kiệm cần có sự phân loại kỹ lưỡng, triển khai có trọng tâm và cơ chế giám sát phù hợp.

Thứ nhất, cần nghiên cứu áp dụng cơ chế khoán chi phí phương tiện công vụ đối với cấp xã, như khoán chi phí đi lại vào lương cho cán bộ, đặc biệt là cán bộ chủ chốt. 

Cơ chế này vừa giúp tiết kiệm ngân sách nhà nước so với việc đầu tư mua sắm, bảo trì, vận hành xe công, vừa tăng tính chủ động cho cán bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ. 

Hơn nữa, khoán kinh phí còn là cách thức khuyến khích sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực công, giảm áp lực quản lý tài sản công ở cấp cơ sở.

Thứ hai, cần có phương án sử dụng chung xe công giữa các xã hoặc giữa cơ quan chức năng cùng cấp như Đảng ủy, UBND xã và công an xã, nhất là ở những địa phương có bán kính địa lý gần hoặc đầu việc công vụ không nhiều. 

Việc tổ chức lại mô hình sử dụng xe công theo hướng liên xã, liên phòng ban sẽ giảm lãng phí tài sản, đồng thời vẫn đảm bảo yêu cầu phục vụ công tác.

Thứ ba, đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động hành chính để giảm nhu cầu di chuyển. 

Họp trực tuyến, ký văn bản điện tử, sử dụng các nền tảng số trong tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân sẽ giúp cán bộ cấp xã giảm đáng kể các chuyến công tác không cần thiết, từ đó hạn chế việc phụ thuộc vào xe công vụ.

Thứ tư, phân loại địa bàn để xác định mức độ cần thiết trong việc trang bị xe công. 

Những xã vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, nơi giao thông cách trở, thời tiết khắc nghiệt  có thể được ưu tiên trang bị phương tiện phù hợp (chủng loại xe phù hợp với địa thế, địa hình). 

Trong khi đó, các xã vùng đồng bằng, đô thị, nơi cán bộ có điều kiện tiếp cận phương tiện cá nhân thuận lợi thì nên áp dụng hình thức khoán chi phí hoặc sử dụng phương tiện công cộng, xe công nghệ.

Thứ năm, tăng cường hợp tác công - tư trong việc sử dụng dịch vụ vận tải phục vụ công vụ, như hợp đồng dài hạn với đơn vị vận tải, khai thác các nền tảng gọi xe trong nước. 

Cách làm này phù hợp với xu thế số hóa dịch vụ công, giảm gánh nặng ngân sách đầu tư ban đầu và chi phí duy tu dài hạn.

Thứ sáu, cần triển khai thí điểm mô hình khoán chi phí hoặc sử dụng chung xe công tại một số địa phương. 

Thông qua đánh giá hiệu quả thực tế, cơ quan chức năng sẽ có cơ sở khoa học và thực tiễn để hoàn thiện chính sách trang bị và sử dụng xe công phù hợp, tránh đầu tư dàn trải, thiếu kiểm soát và kém hiệu quả.

Quan trọng hơn, mọi giải pháp nên hướng tới một nền hành chính hiện đại, gọn nhẹ, linh hoạt, giảm phụ thuộc vào tài sản công vật chất - đúng tinh thần cải cách đang được đẩy mạnh hiện nay.

Bỏ cấp huyện, trang bị 6.000 xe công cho cấp xã, làm sao để hiệu quả? - Ảnh 3.Lâm Đồng chấm dứt đề án xe công đi chung

UBND tỉnh Lâm Đồng quyết định chấm dứt đề án xe công đi chung sau 8 năm triển khai thí điểm.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp