Kỹ năng cần đào tạo lại để cạnh tranh với AI

Trước lo ngại trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay thế con người, thực tế cho thấy những kỹ năng có giá trị nhất vốn thuộc về con người, dù tự động hóa đang tái định hình các ngành nghề.

trí tuệ nhân tạo - Ảnh 1.

Tự động hóa tái định hình các ngành nghề nhưng các kỹ năng có giá trị nhất vốn thuộc về con người - Ảnh do AI tạo

AI có thể nhanh hơn, nhưng con người có tư duy phản biện, trí tuệ cảm xúc và khả năng thích nghi vốn là thứ máy móc không thể sao chép. Tạp chí Forbes cho rằng cần thay đổi mô hình giáo dục truyền thống, chuẩn bị cho sinh viên bước vào một thế giới việc làm hoàn toàn mới với bộ kỹ năng phát huy thế mạnh để trí tuệ nhân tạo không thể thay thế.

Rèn tư duy phản biện và giải quyết vấn đề để không bị trí tuệ nhân tạo thay thế

AI xử lý lượng dữ liệu khổng lồ trong tích tắc, nhưng con người phán đoán, sử dụng trực giác và khả năng sáng tạo để xử lý thông tin. Người lao động cần khả năng phân tích các sắc thái, đặt câu hỏi và tổng hợp dữ liệu phức tạp, đưa ra quyết định sáng suốt.

Đại học đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các kỹ năng xã hội này. Bài tập tình huống, dự án nhóm và các buổi thực hành giúp sinh viên rèn luyện tư duy phản biện, điều công nghệ không thể thay thế.

AI đang thay đổi cách chúng ta làm việc, buộc mọi người khai thác sâu hơn các kỹ năng xã hội. Tư duy phản biện, trí tuệ cảm xúc và khả năng thích nghi không phải điểm cộng mà là nền tảng giúp con người trở nên không thể thay thế trước AI.

Trí tuệ cảm xúc

Khi AI đảm nhận các công việc lặp lại, sự kết nối giữa người với người chính là lợi thế cạnh tranh. Nhà tuyển dụng đánh giá cao trí tuệ cảm xúc (EQ) vì thúc đẩy sự hợp tác, khả năng lãnh đạo và hiệu quả tổng thể.

Nghiên cứu gần đây chỉ ra người có EQ cao thường vượt trội về năng lực lãnh đạo, làm việc nhóm và hiệu suất. Nhiều trường đang tích hợp trí tuệ cảm xúc vào chương trình học, giới thiệu về khoa học hành vi ngay năm đầu, dạy kỹ năng đối thoại, xây dựng sự đồng cảm và rèn luyện giao tiếp thực tế.

Khả năng thích nghi và học tập suốt đời

Diễn đàn Kinh tế thế giới dự báo đến năm 2027 gần một nửa lực lượng lao động cần được đào tạo lại. Ngành nghề liên tục biến động, khả năng thích nghi không còn là lựa chọn mà trở thành điều kiện sống còn.

TS Danielle Ianni, phó chủ tịch phụ trách tuyển sinh tại Đại học Canisius (New York, Mỹ), nói: "Nền giáo dục tốt không chỉ giúp bạn tìm việc mà chuẩn bị cho bạn sự phát triển chuyên môn suốt đời. Tư duy đạo đức, giải quyết vấn đề sáng tạo và phát triển năng lực lãnh đạo là những phẩm chất luôn có giá trị, bất chấp ngành nghề có thay đổi".

Đây là cơ hội định hình lại cách đào tạo và củng cố kỹ năng. Tương lai của công việc chắc chắn sẽ có sự hiện diện của máy móc nhưng dẫn dắt phải là con người. Ai có kỹ năng xã hội tốt sẽ là người kết nối, có khả năng thích nghi bằng tư duy vượt trội.

Kỹ năng cần đào tạo lại để cạnh tranh với AI - Ảnh 2.Nhân lực AI 'cháy hàng' tại Trung Quốc

Các vị trí liên quan đến AI đã trở thành 'miếng bánh thơm' trên thị trường việc làm Trung Quốc, ra trường có việc ngay.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp