Mất bao lâu để Google cập nhật thông tin về đơn vị hành chính mới tại Việt Nam?

Theo chuyên gia công nghệ, Google cần có thời gian để cập nhật thông tin về đơn vị hành chính mới tại Việt Nam.

Google - Ảnh 1.

Người dùng tìm kiếm thông tin trên Google Maps, vẫn nhận được kết quả về mô hình đơn vị hành chính cũ - Ảnh chụp màn hình

Việc sáp nhập tỉnh và mô hình chính quyền hai cấp đã được triển khai nhanh chóng. Từ 12-6, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh (28 tỉnh, 6 thành phố); từ 1-7, mô hình này chính thức vận hành trên toàn quốc.

Tính đến ngày 7-7, trên các ứng dụng của Google như Google Search, Google Maps, Gemini... vẫn đang cho kết quả tìm kiếm, những thông tin về địa giới hành chính cũ, việc tìm kiếm tích hợp trí tuệ nhân tạo hiện vẫn đưa ra những thông tin về chính quyền 3 cấp, thay vì mô hình 2 cấp.

Việc Google chưa cập nhật thông tin về sáp nhập tỉnh và chính quyền 2 cấp khiến cho những người có thói quen sử dụng chatbot để tra cứu thông tin gặp khó khăn. Đặc biệt trong các tình huống như đăng ký cư trú, gửi hàng, kê khai thuế, tra cứu địa bàn hành chính hoặc xây dựng các ứng dụng tích hợp địa lý.

Sự thay đổi không thể "một sớm, một chiều"

Trước vấn đề trên, trả lời Tuổi Trẻ Online, chuyên gia công nghệ dữ liệu, ông Lê Minh - giám đốc công nghệ CMC TS - lý giải việc cập nhật thông tin địa giới hành chính trên các nền tảng của Google thực tế không diễn ra ngay lập tức, mà cần trải qua một quy trình xác minh và đồng bộ dữ liệu.

Sự thay đổi không thể chỉ đến từ một phía, đối với các nền tảng quốc tế như Google, đặc biệt là Google Maps, việc cập nhật dữ liệu hành chính phụ thuộc vào cả hai yếu tố: dữ liệu chính thức do cơ quan nhà nước cung cấp và phản hồi từ cộng đồng người dùng.

Ông Lê Minh nhấn mạnh, "dữ liệu mang tính pháp lý như địa giới hành chính thì bắt buộc phải được cập nhật từ các nguồn chính thống.

Google chỉ chấp nhận chỉnh sửa các yếu tố hành chính khi có dẫn chứng từ cơ quan chức năng hoặc các tổ chức có thẩm quyền. Vì vậy, vai trò chủ động của Chính phủ, bộ ngành liên quan trong việc cung cấp, xác minh và thúc đẩy việc đồng bộ dữ liệu là điều kiện tiên quyết".

Mất bao lâu để Google cập nhật thông tin về đơn vị hành chính mới tại Việt Nam? - Ảnh 2.

Ông Lê Minh - giám đốc công nghệ CMC TS - Ảnh: NVCC

Việc tìm kiếm, trả lời những câu hỏi trên công cụ tìm kiếm của Google đã tích hợp mạnh mẽ trí tuệ nhân tạo (AI), điều này giúp người dùng nhanh chóng nhận được câu trả lời, thay vì việc mất thời gian tìm kiếm. 

Nhưng trong quá trình sáp nhập tỉnh, thực hiện mô hình chính quyền 2 cấp tại Việt Nam khiến cho những dữ liệu cũ trở thành thông tin sai lệch. Theo chuyên gia công nghệ nhận định, việc này sẽ khiến Google phải điều chỉnh lại hệ thống AI.

Ông Lê Minh đưa ra phân tích, với các mô hình AI như Gemini, thông tin được cung cấp qua hai nguồn chính là mô hình nền được huấn luyện định kỳ và dữ liệu thời gian thực từ Internet hoặc nguồn đã xác minh. 

Khi có sự thay đổi lớn về hành chính như sáp nhập tỉnh, thực hiện mô hình chính quyền 2 cấp, AI sẽ không tự “hiểu” được nếu chưa được cập nhật lại kho dữ liệu hoặc chưa được fine-tune (tinh chỉnh lại mô hình).

"Cần phải có quá trình tinh chỉnh lại mô hình hoặc cập nhật hệ thống dữ liệu mà AI sử dụng để truy xuất. Nếu không có điều này, AI sẽ tiếp tục phản ánh thông tin lỗi thời, dù có thể trả lời rất thuyết phục", ông Lê Minh khẳng định.

Chatbot AI của người Việt giúp người dân tra cứu đơn vị hành chính mới

Ngay sau khi cả nước đón thời khắc công bố thành lập tỉnh/thành, phường/xã mới, Viettel ra mắt trợ lý AI sử dụng qua web tra cứu mọi thông tin về đơn vị hành chính mới cho toàn dân hoàn toàn miễn phí.

Người dân có thể sử dụng trợ lý AI sử dụng qua nền tảng web tại địa chỉ https://tracuuphuongxa.trolyao.org/ để tra cứu thông tin đơn vị hành chính mới từ máy tính cá nhân, máy tính bảng, điện thoại thông minh.

Với công cụ này, người dân có thể được giải đáp các thông tin đơn vị hành chính mới gồm 34 tỉnh, thành phố và 3.321 xã, phường sẽ được tra cứu nhanh chóng, chính xác.

Mất bao lâu để Google cập nhật thông tin về đơn vị hành chính mới tại Việt Nam? - Ảnh 3.

Giao diện trợ lý ảo Rabbi đang được phát triển tại Trung tâm Dữ liệu Quốc gia - Ảnh: MINH SƠN

Nền tảng trợ lý ảo Rabbi đang được phát triển tại Trung tâm Dữ liệu Quốc gia, hỗ trợ người dân tra cứu thủ tục, chính sách, dịch vụ công, giáo dục, du lịch,... bằng tiếng Việt, theo cách dễ hiểu - dễ tiếp cận.

Đây được xem là chatbot lưu trữ tập trung toàn bộ tri thức của các trợ lý ảo (của bộ, ngành), là trợ lý ảo “một cửa” tự động điều hướng người dân đến đúng người, đúng chỗ.

Theo ông Nguyễn Tuấn Quang - trưởng dự án trợ lý ảo RABBI - chia sẻ: "Trong quá trình chuyển đổi chính quyền địa phương từ 3 cấp xuống 2 cấp, người dân có nhu cầu tìm hiểu, xác minh thông tin rất nhiều. RABBI sử dụng những thông tin chính xác từ bộ, ban, ngành liên quan để trả lời người dân thông tin đã xác thực ngay tức thì".

Google phải 'dạy' lại AI để cập nhật thông tin về đơn vị hành chính mới tại Việt Nam? - Ảnh 4.Trào lưu 'xuyên không' với Google Maps để gặp lại cảnh cũ người xưa vẫn đang lan tỏa

Google Maps vẫn đang là từ khóa chưa hạ nhiệt với nhiều câu chuyện xúc động được cư dân mạng lan tỏa trên mạng xã hội.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp