Phần Lan dạy kỹ năng nhận diện tin giả từ bậc mầm non

Trong một thế giới đầy thông tin sai lệch, các trường học ở Phần Lan đang dạy cho trẻ em cách nhận biết tin giả và sự thật, bắt đầu ngay từ mầm non.

tin giả - Ảnh 1.

Học sinh tham dự lớp học về hiểu biết về phương tiện truyền thông tại trường Hiidenkiven Koulu tại Helsinki, Phần Lan - Ảnh: LEHTIKUVA / AFP

Các em được học cách nhận diện tin giả, phân tích nguồn tin - hiểu ai là người sản xuất và lan truyền các thông tin này, đồng thời đánh giá nội dung trực tuyến một cách có tư duy phản biện từ sớm.

Giáo dục truyền thông là ưu tiên quốc gia

Theo báo Helsinki Times, Phần Lan liên tục đứng đầu châu Âu về mức độ hiểu biết truyền thông. Từ năm 2013, giáo dục truyền thông đã trở thành phần cốt lõi trong chương trình học quốc gia.

Tại Trường Pháp - Phần Lan ở Helsinki, học sinh được khuyến khích đặt câu hỏi về mọi thông tin tiếp cận. "Trước khi thích hay chia sẻ gì đó trên mạng, em luôn kiểm tra nguồn của nó", một học sinh nói. "Cẩn trọng không bao giờ là thừa".

Một học sinh khác chia sẻ với kênh CNA: "Trên mạng xã hội, ai cũng sống trong thế giới riêng và hệ tư tưởng riêng. Vì vậy, việc phân biệt thật - giả là rất quan trọng".

Kể từ khi Chỉ số hiểu biết truyền thông châu Âu ra đời năm 2017, Phần Lan luôn dẫn đầu, vượt các nước như Đan Mạch, Na Uy, Estonia và Thụy Điển. Chỉ số này đánh giá năng lực chống tin giả dựa trên chất lượng giáo dục và mức độ tự do báo chí.

Theo trang Knews, thành công của Phần Lan không phải ngẫu nhiên. Giáo viên mọi môn, từ toán đến thể dục, đều được khuyến khích lồng ghép nội dung về truyền thông vào bài giảng.

CNA cho biết để giúp học sinh chống lại thông tin sai lệch, các trường học trên toàn quốc được phát cuốn "ABC về hiểu biết truyền thông" - tài liệu mới nhất cho môn học này.

Nguồn tài trợ cho chương trình này đến từ News Media Finland, đơn vị tin rằng một cộng đồng độc giả có hiểu biết sẽ góp phần xây dựng môi trường truyền thông lành mạnh, trong bối cảnh lượng khán giả và doanh thu đang sụt giảm.

Xây dựng một quốc gia vững vàng trước tin giả

Tuy nhiên, Phần Lan không miễn nhiễm với tác động từ bên ngoài. Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo và công nghệ deepfake mang đến những thách thức mới.

Giáo viên và nhà xuất bản ở Phần Lan hiểu rằng việc giáo dục thế hệ tiếp theo phải luôn đổi mới để bắt kịp môi trường truyền thông đang thay đổi nhanh chóng và ngày càng phức tạp.

Ông Jyrki Poutanen, người chủ trì thiết kế cuốn sách, cho biết môn học này cần liên tục thích ứng trước sự gia tăng của những kẻ phát tán thông tin sai lệch và luận điệu nguy hiểm trên mạng.

Theo Knews, nhờ được học từ bậc mầm non, đến khi lên cấp hai, học sinh Phần Lan đã có khả năng phân tích truyền thông với tư duy phản biện.

Trong lớp học, các em xem bài báo hoặc video TikTok để xác định mục đích, phân tích nội dung và đặt câu hỏi về động cơ của người đăng. "Nội dung trông hấp dẫn không có nghĩa là đúng hay có giá trị", cô Martikka Saara, giáo viên ở Hämeenlinna, nói với học sinh.

Cô Anna Airas ở Helsinki dạy học sinh cách chỉnh sửa hình ảnh và video, cho thấy thông tin có thể bị bóp méo dễ dàng ra sao.

Giáo viên có quyền tự chủ cao trong thiết kế bài giảng. Cô Martikka khuyến khích học sinh tạo video đã qua chỉnh sửa để hiểu việc thay đổi sự thật dễ dàng thế nào.

Cô Airas cho học sinh điều tra các thuật toán tìm kiếm và cách chúng tạo ra kết quả thiên lệch. Cô Mari Uusitalo ở Helsinki nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phân biệt giữa mạng xã hội và báo chí truyền thống.

Cách tiếp cận toàn diện này bắt nguồn từ hệ thống giáo dục vững mạnh của Phần Lan, nơi giáo viên được trọng vọng, đại học miễn phí và niềm tin vào chính phủ luôn ở mức cao.

Ngôn ngữ Phần Lan cũng là lợi thế, vì các bài viết kém chất lượng từ người không phải bản ngữ dễ để lộ lỗi sai.

Trang bị cho học sinh công cụ để nhận biết sự thật

Dù thành thạo kỹ thuật số, thanh thiếu niên ngày nay vẫn dễ bị tin giả tác động, đặc biệt qua mạng xã hội. Nhiều nghiên cứu cho thấy lứa tuổi vị thành niên là giai đoạn họ dễ tin vào các thuyết âm mưu nhất, khiến chiến lược giáo dục chủ động của Phần Lan càng trở nên cấp thiết.

Dù tập trung vào thế hệ trẻ, Chính phủ Phần Lan cũng mở rộng nỗ lực này tới người lớn tuổi. Các thư viện hiện tổ chức chương trình giúp người lớn nhận biết và ứng phó với thông tin sai lệch trên mạng.

Theo các giáo viên, mục tiêu cuối cùng không phải là định hướng suy nghĩ học sinh, mà là trang bị cho các em kỹ năng đánh giá thông tin một cách phản biện.

"Tôi không thể bắt các em nghĩ giống mình", cô Uusitalo nói. "Tôi chỉ cần cho các em công cụ để tự hình thành quan điểm".

Phần Lan dạy kỹ năng nhận diện tin giả từ bậc mầm non - Ảnh 4.Khi tin giả trở thành một ngành công nghiệp sinh lời

Tin giả được cảnh báo là mối đe dọa nghiêm trọng nhất trong thập kỷ, khi nó phát triển thành một ngành công nghiệp độc hại, được thúc đẩy bởi sự thờ ơ và lợi nhuận khổng lồ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp