03/07/2025 08:38 GMT+7

Tuyển sinh đại học 2025: Thí sinh phải đóng lệ phí 2 lần, có đúng quy định?

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, năm 2025 không còn xét tuyển sớm, nhưng đến nay nhiều trường đại học yêu cầu thí sinh đăng ký, nộp minh chứng xét tuyển…

lệ phí - Ảnh 1.

Ảnh minh họa AI

Điều đáng nói, trong khi nhiều trường không thu lệ phí, lại cũng có trường thu nhiều mức và nhiều kiểu thu khác nhau từ vài chục ngàn đến vài trăm ngàn đồng/thí sinh.

Đủ loại lệ phí

Năm nay, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM thu lệ phí xử lý dữ liệu ngoài dữ liệu của Bộ GD-ĐT cung cấp với mức 30.000 đồng/thí sinh - gồm quy đổi điểm tiếng Anh, rà soát minh chứng điểm ưu tiên của trường.

Trong khi đó, Trường ĐH Văn hóa TP.HCM thu lệ phí xét tuyển 20.000 đồng/nguyện vọng xét tuyển. Trường ĐH Thủy Lợi xét tuyển theo 4 phương thức, thu lệ phí xét tuyển tất cả các phương thức 20.000 đồng/1 nguyện vọng; lệ phí hồ sơ dự tuyển và ưu tiên cộng điểm 50.000 đồng/hồ sơ. Học viện Nông nghiệp Việt Nam thu lệ phí đăng ký hồ sơ xét tuyển trên hệ thống của trường là 50.000 đồng/hồ sơ.

Trường ĐH Kỹ thuật y - dược Đà Nẵng xét tuyển 4 phương thức, trong đó xét tuyển dựa trên kết quả học tập cấp THPT (học bạ) thu lệ phí 30.000 đồng/1 nguyện vọng; xét tuyển dựa trên kết quá thi tốt nghiệp THPT có sử dụng chứng chỉ tiếng Anh quốc tế 30.000 đồng/1 nguyện vọng.

ĐH Bách khoa Hà Nội quy định đối với phương thức xét tuyển tài năng: phí đăng ký xét tuyển thẳng 200.000 đồng, phí đăng ký xét tuyển theo chứng chỉ quốc tế 300.000 đồng, phí đăng ký xét tuyển theo hồ sơ năng lực 500.000 đồng. Xác minh chứng chỉ VSTEP, IELTS hoặc tương đương là 100.000 đồng; lệ phí đăng ký xét tuyển, lọc ảo: 20.000 đồng/1 nguyện vọng…

Trường ĐH Công Thương TP.HCM quy định thí sinh nộp hồ sơ sơ tuyển phương thức 2 (xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT của năm lớp 10, năm lớp 11 và năm lớp 12); và phương thức 5 (xét tuyển kết quả môn thi của kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM kết hợp kết quả học tập THPT theo tổ hợp môn tương ứng với từng ngành) phải nộp lệ phí sơ tuyển: 30.000 đồng/1 nguyện vọng (mỗi phương thức).

Quy định ra sao?

Theo quy định, năm nay Bộ GD-ĐT không cho phép trường đại học xét tuyển sớm, dữ liệu của thí sinh nhập lên Cổng thông tin tuyển sinh của bộ, sau đó bộ sẽ trả dữ liệu lại cho trường để xét tuyển.

Từ ngày 16-7 đến 28-7, thí sinh chính thức đăng ký xét tuyển, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2025. Theo quy định, bắt buộc tất cả các nguyện vọng của thí sinh phải đăng ký xét tuyển trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT, hoặc tại Cổng dịch vụ công quốc gia (nội dung và thời gian thực hiện theo quy định). 

Các nguyện vọng đăng ký xét tuyển trên hệ thống đều phải nộp lệ phí (không phân biệt phương thức xét tuyển, dự kiến 20.000 đồng/nguyện vọng).

Như vậy cùng một trường nhưng mỗi phương thức xét tuyển lại có lệ phí khác nhau. Cùng với lệ phí khi thí sinh đăng ký nguyện vọng lên hệ thống chung của bộ, một phương thức tuyển sinh, thí sinh phải đóng phí hai lần.

Trong khi những năm trước, trong nguồn lệ phí thí sinh nộp khi đăng ký nguyện vọng trên cổng tuyển sinh của Bộ GD-ĐT, các trường có thí sinh đăng ký sẽ được nhận 5.500 đồng/nguyện vọng. Nên năm nay việc các trường vẫn thu thêm đủ thứ lệ phí xét tuyển khiến dư luận băn khoăn.

Nhà trường nói gì?

Đại diện ĐH Bách khoa Hà Nội khẳng định nhà trường chỉ thu lệ phí đối với phương thức xét tuyển tài năng. Đây là lệ phí xét và chấm điểm hồ sơ, giống như lệ phí thi đánh giá tư duy hay lệ phí tham gia các kỳ thi như SAT, IELTS. Đối với hai phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT và thi đánh giá tư duy, thí sinh đăng ký nguyện vọng lên hệ thống của Bộ GD-ĐT và nộp lệ phí theo quy định của bộ.

Giải thích về việc thu lệ phí, ông Phạm Thái Sơn - giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Công Thương TP.HCM - cho hay trường phải tiếp nhận, kiểm tra, phân loại và nhập liệu thông tin từ hàng ngàn hồ sơ của thí sinh. Quá trình này gồm kiểm tra học bạ, đối tượng ưu tiên, khu vực, đối chiếu tổ hợp môn, xác nhận điều kiện đủ hồ sơ, kiểm soát việc tính điểm xét tuyển...

"Lệ phí này giúp trường có kinh phí để vận hành hệ thống xét tuyển riêng, phần mềm nhận và xử lý hồ sơ sơ tuyển, server để vận hành hệ thống, thuê nhân sự hỗ trợ xử lý dữ liệu…

Đây là bước để trường chủ động quản lý số lượng hồ sơ và dự đoán lượng thí sinh có khả năng trúng tuyển thật sự. Và đây chỉ là bước đăng ký sơ tuyển với trường. Để trường xét sơ bộ trước, chuẩn bị cho giai đoạn xét tuyển chính thức", ông Sơn nói.

Lệ phí thu, kiểm tra hồ sơ

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội yêu cầu thí sinh phải nộp lệ phí thu, kiểm tra hồ sơ đăng ký dự tuyển 50.000 đồng để được đưa vào hệ thống xét tuyển của trường.

Trường ĐH Thương mại quy định thí sinh có 1 phương thức xét tuyển nộp 50.000 đồng/hồ sơ, thí sinh có nhiều hơn 1 phương thức xét tuyển nộp 100.000 đồng/hồ sơ, thí sinh xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển 100.000 đồng/hồ sơ.

Tuyển sinh ĐH 2025: Thí sinh phải đóng lệ phí 2 lần - Ảnh 2.Trường ĐH Tài chính - Ngân hàng Hà Nội thông báo tuyển sinh năm 2025

Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội đào tạo và cung cấp cho xã hội những cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, kế toán, kiểm toán, quản trị kinh doanh, kinh doanh thương mại, công nghệ thông tin, ngôn ngữ Anh...

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp