Video gây sốc về Hoàng gia Anh đều là giả mạo

Tổ chức kiểm chứng AAP FactCheck đã tiến hành xác minh video này và kết luận: toàn bộ nội dung trong đều là giả mạo, hình ảnh và video là sản phẩm của công nghệ deepfake, trí tuệ nhân tạo AI.

Đoạn video được lan truyền trên Facebook cho thấy cảnh Vua Charles bị cảnh sát bắt giữ, Hoàng tử William tiết lộ bí mật về cái chết của Công nương Diana - Nguồn: Facebook

Video này được đăng tải bởi trang Facebook có tên Royal Daily, kèm dòng mô tả: “Tin nóng: Sau 40 năm giữ bí mật, Hoàng tử William đã tiết lộ sự thật chấn động về cái chết của Diana: ‘Đó không phải là tai nạn, kẻ âm mưu hãm hại mẹ tôi là…’”.

Sau đó, đoạn clip ghép cảnh được cho là Vua Charles bị cảnh sát áp giải với Hoàng tử William phát biểu nhưng không có tiếng.

Để xem tiếp câu chuyện, người xem phải truy cập vào trang web dưới phần bình luận, sau đó được dẫn đến một bài viết chi tiết hơn được gắn nhãn là của đài BBC News.

Nhưng bài viết ở trang web này lại cho biết rằng Hoàng tử William quy trách nhiệm cho giới săn ảnh (paparazzi) về cái chết của mẹ mình - trái ngược với tiêu đề giật gân trên Facebook.

Do đó, tổ chức kiểm chứng AAP FactCheck đã tiến hành xác minh thông tin này và kết luận: toàn bộ nội dung trong video đều là giả mạo, hình ảnh và video là sản phẩm của công nghệ deepfake và trí tuệ nhân tạo AI.

AAP phát hiện nhiều chi tiết bất thường trong video, cho thấy đây là sản phẩm do AI tạo ra. Trong video, cảnh sát không mặc đồng phục Anh, khuôn mặt Vua Charles và người xung quanh bị méo mó, thiếu tự nhiên - dấu hiệu rõ ràng của công nghệ deepfake.

Trang web dẫn tới bài viết cũng bị phát hiện là giả mạo trang web của Đài BBC nhằm tạo độ tin cậy và lan truyền thông tin sai lệch.

Đáng chú ý, đây chỉ là một trong nhiều tin giả do AI tạo ra lan truyền trên Facebook. AAP cho biết có hàng chục bài đăng tương tự với nội dung sai lệch về Hoàng gia Anh, thu hút hàng triệu lượt xem.

Một số hình ảnh cho thấy Hoàng tử William khóc bên danh ca Elton John, Công nương Kate và ba người con.

Tuy nhiên, các chi tiết trong ảnh không nhất quán: Elton John mặc ba bộ đồ khác nhau; Hoàng tử William thay quần, đổi thắt lưng; đeo đồng hồ ngược tay; nền cảnh và dòng chữ trên bóng bay bị méo. Đây là những lỗi thường gặp trong hình ảnh do AI tạo ra.

hoàng tử William - Ảnh 1.

Một bài đăng lan truyền hình ảnh giả mạo bằng AI trên Facebook - Ảnh: AAP

Chuyên gia cảnh báo "làn sóng tin giả"

Giáo sư Toby Walsh, chuyên gia AI tại Đại học New South Wales (Úc), cảnh báo: "Chúng ta sắp bị nhấn chìm trong làn sóng tin giả".

Ông nhận định, dù hiện nay deepfake còn có thể nhận biết, nhưng với tốc độ phát triển hiện tại, việc phát hiện sẽ ngày càng khó khăn trong tương lai.

Ông Dan Halpin, giám đốc công ty điều tra mạng Cybertrace, cho biết các trang như Royal Daily hoạt động chủ yếu để thu hút tương tác, nhằm đủ điều kiện kiếm tiền từ quảng cáo Facebook. Nhiều người dù biết là tin giả vẫn chia sẻ, do tò mò hoặc thiếu kiểm chứng.

Meta - công ty mẹ của Facebook - có quy định hạn chế hoặc tước quyền kiếm tiền với các trang lan truyền thông tin sai lệch. Tuy nhiên, với sự phát triển và lạm dụng AI, tin giả ngày càng tinh vi, khó phát hiện hơn.

Vua Charles bị bắt, Hoàng tử William tiết lộ âm mưu cái chết Công nương Diana? - Ảnh 3.Sự thật về video chỉ trích của một bé gái với ông Trump gây xôn xao

Một đoạn video lan truyền trên mạng xã hội gần đây được cho là ghi lại cảnh một bé gái phát biểu gây tranh cãi trước Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhưng sự thật có phải như vậy?

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp