
Việc Trung Quốc đẩy mạnh các biện pháp xử lý hàng giả và quảng cáo sai sự thật đang thu hút sự chú ý toàn cầu, trong bối cảnh nước này tiếp tục là nguồn cung cấp hàng giả lớn nhất thế giới, theo đánh giá của các cơ quan quốc tế và nội địa.

Thiệt hại 60 tỉ euro mỗi năm, mất 434.000 việc làm vì hàng giả và hàng kém chất lượng, Liên minh châu Âu (EU) cho tới nay đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp xử lý vấn đề vốn đang tràn lan trên thị trường chung này.

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Phú Thọ vừa ra quyết định thu hồi hiệu lực giấy tiếp nhận đăng ký công bố các sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ GROWMIL và IMMUMIL, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt CALOMIL, POSMIL, DIOSMIL.

Bước đầu Công an tỉnh Phú Thọ xác định Công ty TNHH Famimoto Việt Nam đã cho ra thị trường 144 tấn dầu ăn, 118 tấn bột canh, 363 tấn hạt nêm giả.

Công an tỉnh Phú Thọ bất ngờ đột kích, khám xét khẩn cấp xưởng sản xuất và kho hàng của Công ty TNHH Famimoto Việt Nam, tạm giữ hàng trăm tấn dầu ăn, hạt nêm, mì chính giả.

Trong số 200 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà Công ty TNHH công nghệ Herbitech (Hà Nội) đã gia công sản xuất, cơ quan công an xác định có 2 sản phẩm giả mạo kết quả kiểm nghiệm.

Doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chức năng giả cho trẻ em vừa bị Bộ Công an phát hiện được thành lập từ năm 2003. Dữ liệu cho thấy sau khi Phạm Vũ Khiêm làm chủ sở hữu công ty này, quy mô vốn tăng gấp 18 lần.

Bộ Công an xác định hai sản phẩm BABY SHARK và Medi Kid Calcium K2 là thực phẩm bảo vệ sức khỏe được làm giả do Công ty TNHH công nghệ Herbitech (ở Hà Nội) sản xuất.

Một nhóm người móc nối với nhau nhắm đến loại sách giáo khoa (SGK) đang bán chạy để làm hàng triệu cuốn sách giả rồi chào bán trên mạng và đưa vào các nhà sách.

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa phát đi cảnh báo về hai loại sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe dùng cho trẻ nghi là hàng giả.

Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM cho biết đã tăng cường kiểm tra sữa giả, đến nay chưa phát hiện vụ việc nào.

Bộ Y tế đề nghị các đơn vị tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên sàn giao dịch thương mại điện tử, TikTok, Facebook...

Trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng được sản xuất với các phương thức ngày càng tinh vi, việc dùng công nghệ mới để xác định và truy xuất nguồn gốc sản phẩm là vô cùng cần thiết.

Thời gian qua, Sở Y tế Thanh Hóa cùng cơ quan chức năng đã đấu tranh, ngăn chặn, xử lý sản xuất, buôn bán thuốc giả.

Thông tin với Tuổi Trẻ Online ngày 21-4, Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc cho hay trong ba năm qua đơn vị này đã tiếp nhận 215 hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm, từ hai công ty nằm trong đường dây sản xuất sữa giả đang bị cơ quan chức năng điều tra.

Trong số 21 loại thuốc giả vừa bị công an thu giữ, có 4 loại được xác định là giả mạo thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Những loại thuốc giả dùng để điều trị bệnh tiềm ẩn hiểm họa khủng khiếp đến người bệnh.

Bác nông chất phác mua phân bón với thuốc diệt chuột trên mạng, ai dè mua trúng hàng giả. Kết quả cây lúa ốm o, còn lũ chuột thì mập ú.

Sau vụ bốn người làm giá đỗ ở Đắk Lắk bị bắt giam hồi cuối năm ngoái thì mới đây (ngày 19-4) lại thêm bốn người ở Nghệ An bị bắt.

Một trong bốn công ty trong “hệ sinh thái” sữa giả đăng ký chi nhánh tại Hòa Bình đã gỡ bỏ biển tên công ty sau khi Tuổi Trẻ Online phản ánh.

Việc sử dụng thuốc giả không chỉ ảnh hưởng về kinh tế mà còn tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.